7 bước giải quyết hồ sơ tồn đọng người có công

Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH) đề ra quy trình 7 bước giải quyết hồ sơ tồn đọng người có công, sau khi thí điểm tại 5 tỉnh.

Các cơ quan chức năng huyện Phú Xuyên đối chiếu danh sách trên bia mộ tại nghĩa trang liệt sĩ xã Chuyên Mỹ (Hà Nội)

Theo đó, quy trình gồm 7 bước: Sở LĐTBXH nghiên cứu hồ sơ, tham mưu cho Ban chỉ đạo cấp tỉnh thành phố; Họp Ban chỉ đạo cấp tỉnh, thành cho ý kiến; Các cơ quan được phân công hoàn thiện hồ sơ và xác minh theo yêu cầu của Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố và gửi lại hồ sơ cho Sở LĐTBXH để tiếp tục nghiên cứu đề xuất cho Ban chỉ đạo; Công khai và thu thập thông tin; Ban chỉ đạo cấp tỉnh thành phố họp nghe sở LĐTBXH báo cáo tình hình và kết quả thu thập ý kiến và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và cho ý kiến từng trường hợp; Tổ công tác Trung ương trực tiếp nghiên cứu từng hồ sơ đã hoàn thiện và đề xuất ý kiến tường trường hợp nào đủ điều kiện để giải quyết và cơ quan nào chịu trách nhiệm giải quyết. Trường hợp nào không đủ điều kiện giải quyết với lý do tại sao; Đề nghị xác nhận chính thức.


Bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết: Việc giải quyết hồ sơ tồn đọng với người có công đang được Bộ LĐTBXH quan tâm. Do hồ sơ thất lạc nên quy trình 7 bước được làm chặt chẽ, trong đó quan trọng là minh bạch thông tin. Khi thực hiện quy trình này cũng đã phát hiện trường hợp chưa chính xác nên sau khi hoàn tất hồ sơ, việc công khai thông tin minh bạch cần làm rộng rãi.

Theo ông Đào Ngọc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Người có công, sau đợt tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trong hai năm 2014- 2015, Bộ LĐTBXH xác định mục tiêu ưu tiên tập trung giải quyết hồ sơ tồn đọng, nhất là trường hợp không có giấy tờ.


“Việc xác nhận tồn đọng hồ sơ người có công với cách mạng thực hiện trong nhiều năm qua. Bộ LĐTBXH cũng đã từng có quy định “mở” nhằm giải quyết số hồ sơ tồn đọng; nhưng mỗi đợt “mở”, bên cạnh kết quả đạt được xuất hiện đối tượng lợi dụng để khai man hồ sơ. Việc giải quyết hồ sơ tồn đọng là vấn đề phức tạp; Bộ trưởng cũng chỉ đạo quyết liệt để giải quyết tồn việc hồ sơ tồn đọng cho thấu tình đạt lý”, ông Đào Ngọc Lợi cho biết.


Lãnh đạo bộ quyết định chọn 5 địa phương gồm Bắc Kạn, Lai Châu, Thái Bình, Đà Nẵng, Long An để làm thí điểm. Cục Người có công lập kế hoạch và quy trình giải quyết thí điểm 5 tỉnh.  “Sau gần 1 năm thực hiện thí điểm tại 5 địa phương đã xác nhận 77 trường hợp liệt sĩ, trong đó 59 liệt sĩ thời kỳ chống Pháp. Những hồ sơ này trải qua nhiều năm. Đồng thời, xác nhận 20 thương binh hưởng chính sách”, ông Đào Ngọc Lợi cho biết.


Đợt tổng rà soát người có công triển khai trong năm 2014-2015 có trên 20.000 trường hợp kê khai chưa được hưởng chính sách. Lý do chính là một bộ phận đủ điều kiện song khi lập hồ sơ lại không đủ căn cứ để chứng minh theo quy định. Một bộ phận không đủ điều kiện nhưng vẫn cứ lập hồ sơ đề nghị....


Đến nay, cả nước có trên 8,8 triệu người có công (chiếm gần 10% dân số) đã được hưởng các chính sách ưu đãi, trong đó gần 1,2 triệu liệt sĩ, có hơn 117.000 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hơn 2 triệu người là thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, hàng vạn người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Ngoài các đối tượng được hưởng trợ cấp mộtlần, còn gần 1,5 triệu người được hưởng trợ cấp hàng tháng.


Tin, ảnh: Xuân Cường
Giải quyết dứt điểm hồ sơ tồn đọng người có công
Giải quyết dứt điểm hồ sơ tồn đọng người có công

Ngày 13/12, đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do Bộ trưởng Đào Ngọc Dung dẫn đầu đã làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam về kết quả thực hiện công tác lao động, người có công và xã hội năm 2016, những phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN