10 năm, trẻ thừa cân béo phì dưới 5 tuổi tăng gấp 3 lần

Đó là thông tin được nêu tại hội nghị dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ 3, tổ chức ngày 1/8. Với chủ đề “Dinh dưỡng trẻ em: tiếp cận từ cộng đồng, trường học và bệnh viện”, hội nghị đã thu hút sự tham gia của gần 300 đại biểu là các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành về dinh dưỡng, chuyển hóa và nhi khoa đến từ Nhật Bản, Australia, Canada và các tỉnh, thành trong cả nước.

 

Tình trạng trẻ thừa cân, béo phì ở Việt Nam đang ở mức báo động.

 

TP Hồ Chí Minh đang phải đối diện với các thách thức lớn về dinh dưỡng và sức khỏe của người dân. Quá trình đô thị hóa kéo theo sự gia tăng dân số cơ học, xu hướng già hóa dân số, sự thay đổi lối sống và ảnh hưởng của thói quen tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh đã dẫn tới một số bất cập trong vấn đề dinh dưỡng của trẻ em.

 

Các báo cáo khoa học tại hội nghị cho thấy, xu hướng thừa cân béo phì, hội chứng chuyển hóa ở trẻ em trên toàn quốc, đặc biệt là tại các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh đang ngày càng gia tăng. Cụ thể, tại TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 3,7% năm 2000 đã tăng lên 11,5% vào năm 2013; tỷ lệ từa cân béo phì học sinh phổ thông tăng gấp đôi từ 11,6% năm 2002 lên 21,9% năm 2009. Bên cạnh đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhi nội trú lại rất cao, đặc biệt là trẻ có các bệnh lý bẩm sinh, mạn tính như bệnh thận, bệnh tim bẩm sinh.


Nguyên nhân chính của các rối loạn dinh dưỡng trên là chế độ ăn của trẻ em chưa cân đối, cơ thể thừa chất đạm, chất béo trong khi các khoáng chất, vitamin lại bị thiếu; đồng thời cách thức cho trẻ ăn hiện nay chưa khoa học, trẻ thường bị ép ăn, ăn vặt, ăn khuya và trẻ ít vận động.


Để hạn chế tình trạng thừa cân béo phì, hội chứng chuyển hóa ở trẻ em, tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và thống nhất cần đầu tư hơn nữa cho lĩnh vực dinh dưỡng. Trong đó, tăng cường hơn nữa công tác truyền thông giáo dục cung cấp kiến thức, xây dựng hành vi dinh dưỡng hợp lý là giải pháp nòng cốt để giải quyết tận gốc các vấn đề dinh dưỡng. Mặt khác, cần đầu tư nguồn lực cho hoạt động phòng chống thừa cân béo phì, phòng chống các bệnh không lây bên cạnh việc duy trì thành quả trong phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất...

H.Chung

Người béo phì bị tiểu đường tuýp 2 nên phẫu thuật dạ dày
Người béo phì bị tiểu đường tuýp 2 nên phẫu thuật dạ dày

Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố một kết quả nghiên cứu cho thấy phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày hoặc cắt vạt dạ dày là hai giải pháp hiệu quả nhất đối với những bệnh nhân béo phì mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN