Video Hải quân Mỹ thử vũ khí laser tại vùng biển chiến lược của Trung Đông

Hải quân Mỹ đã sử dụng một loại vũ khí laser năng lượng cao để phá hủy một mục tiêu nổi trên Vịnh Aden.

Vụ thử nghiệm diễn ra hôm 14/12 tại vùng biển thường xuyên xảy ra tranh chấp do có tầm quan trọng chiến lược lớn.  

Kênh truyền hình RT đưa tin Hạm đội số 5 của Hải quân Mỹ đã sử dụng Nguyên mẫu hệ thống vũ khí laser (LWSD) để tiêu diệt thành công một mục tiêu trên biển. LWSD được cho là thế hệ tiếp theo của hệ thống vũ khí laser (LaWS) đang được trang bị trên tàu đổ bộ USS Portland.

Xem video vụ thử nghiệm dưới đây (nguồn: RT):

Hoạt động ở công suất 150 kilowatt, LWSD là tia laser mạnh nhất của Hải quân Mỹ hiện nay, gấp 5 lần so với LaWS. LWSD đủ mạnh để bắn rơi các máy bay cỡ nhỏ. Sự kiện hôm 14/12 không phải vụ thử nghiệm LWSD đầu tiên. Năm ngoái, vũ khí đã được sử dụng để hạ gục một máy bay không người lái trên Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm mới nhất xảy ra ở một khu vực đầy rẫy bất ổn chính trị của thế giới. Vịnh Aden có vị trí chiến lược vì ngăn cách Đông Phi với Bán đảo Arab, trong khi dòng nước của nó lại đổ vào bờ biển phía Nam của Yemen, nơi liên minh quân sự do Saudi Arabia dẫn đầu đang tiến hành cuộc chiến chống phiến quân Houthi.

Phiến quân Houthi đã dùng máy bay không người lái chở đầy chất nổ để đe dọa an ninh hàng hải của Saudi Arabia trong vùng vịnh, nơi nối Biển Đỏ với thế giới bên ngoài và là một hành lang vận chuyển quan trọng.

Vịnh Aden cũng thường xuyên xảy ra các vụ cướp biển Somalia tấn công. Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản đều đã bắt tay vào các sứ mệnh chống cướp biển ở vùng vịnh này trong thập kỷ qua.

Mỹ không phải là cường quốc duy nhất trên thế giới đầu tư phát triển vũ khí laser. Sau khi đi đầu trong lĩnh vực tên lửa siêu vượt âm, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ sớm bổ sung các tia laser công suất lớn vào kho vũ khí của quốc gia này. 

Tại một cuộc phỏng vấn vào tháng trước, ông Putin cho biết Hải quân Nga sẽ sớm được trang bị các hệ thống vũ khí siêu vượt âm mới, tia laser công suất lớn và hệ thống robot có thể chống lại các mối đe dọa quân sự tiềm tàng.

Đức Trí/Báo Tin tức
Câu chuyện nghẹt thở đằng sau chiếc mặt nạ vàng của Vua Tut
Câu chuyện nghẹt thở đằng sau chiếc mặt nạ vàng của Vua Tut

Mặt nạ của Pharaoh Tutankhamun lần đầu tiên được khai quật khi nhà khảo cổ Howard Carter mở quan tài của vị Pharaoh Ai Cập vào năm 1925, và một số người tin rằng ngôi mộ cổ đã giải phóng một lời nguyền.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN