Theo người phát ngôn Bộ trên, các bên sẽ hoàn tất nội dung chi tiết việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ đối với máy bay tương lai này vào giữa tháng 5. Thỏa thuận về sử dụng quyền sở hữu trí tuệ nói trên sau đó sẽ được chuyển sang phục vụ kế hoạch phát triển một xe tăng chiến đấu chính giữa Pháp-Đức.
Chính phủ Đức vẫn có kế hoạch trình một đề xuất ngân sách về phần đóng góp của Đức cho dự án để Quốc hội thông qua trước khi cuộc bầu cử liên bang diễn ra vào tháng 9 tới.
Một số nước thuộc Liên minh châu Âu đang tìm cách chế tạo chiếc máy bay chiến đấu chung của châu Âu. Tuy nhiên, Pháp và Đức tranh cãi về công nghệ, chia sẻ chi phí và phân chia công việc xung quanh dự án Hệ thống Phòng không Chiến đấu Tương lai (FCAS) của họ. Theo lộ trình, mẫu máy bay chiến đấu mới này dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2040.
FCAS là máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu tiếp bước các chương trình phát triển máy bay chiến đấu chung của châu Âu trước đây, bao gồm máy bay phản lực tấn công Tornado, Eurofighter Typhoon và trực thăng tấn công Tiger.
Pháp có nhiều kinh nghiệm troigerng việc thiết kế và chế tạo máy bay chiến đấu, bao gồm dòng máy bay phản lực Mirage khá thành công và tiêm kích Rafale. Trong khi đó, Đức và Tây Ban Nha, có ít kinh nghiệm hơn và hiện đang tập trung phát triển tiêm kích Eurofighter.