Mỹ lo lắng trước vũ khí siêu thanh 'vô đối' của Nga và Trung Quốc

Mỹ thừa nhận hiện không có khả năng cản phá cuộc tấn công bằng vũ khí siêu thanh mà Nga và Trung Quốc đang tích cực phát triển.

Chú thích ảnh
Máy bay chiến đấu MiG-31 mang theo tên lửa siêu thanh 'Kinzhal' trình diện trong lễ diễu binh mừng Ngày Chiến thắng. Ảnh: Global Look Press

Theo một báo cáo của Chính phủ Mỹ, các loại vũ khí tối tân này có khả năng xuyên thủng gần như mọi hệ thống phòng thủ tên lửa.

“Trung Quốc và Nga đang theo đuổi vũ khí siêu thanh vì tốc độ, độ cao và khả năng linh hoạt của nó có thể đánh bại gần như mọi hệ thống phòng thủ. Những loại vũ khí này có thể được sử dụng để cải thiện năng lực tấn công hạt nhân và truyền thống tầm xa”, báo cáo mới nhất của Văn phòng Trách nhiệm giải trình Chính phủ (GAO) đề cập.

Bản báo cáo cũng nhấn mạnh những thách thức mà an ninh Mỹ phải đối mặt trước vũ khí chống vệ tinh và máy bay tàng hình của Trung Quốc và Nga. Sự phát triển công nghệ tối tân nhanh chóng “có thể tạo cơ hội cho máy bay Mỹ hoạt động ở khoảng cách xa hơn, và điều đó đồng nghĩa với việc các mục tiêu Mỹ gặp nguy hiểm nhiều hơn”.

Hồi tháng 10, phát biểu tại phiên họp tổng kết Câu lạc bộ Valdai, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định nước Nga đã vượt qua các đối thủ khi nói đến vũ khí siêu thanh. “Hiện không một nước nào sở hữu vũ khí siêu thanh chính xác như này. Một số quốc gia dự kiến thử nghiệm vũ khí trong vòng 18-24 tháng tới. Trong khi đó, chúng ta đã có và sử dụng chúng”.

Vào tháng 3, Tổng thống Putin tiết lộ một vài hệ thống vũ khí tối tân, trong đó có đầu đạn trượt siêu thanh Avangard và tên lửa hành trình siêu thanh Kinzhal. Tên lửa Kinzhal có khả năng bay với vận tốc đạt Mach 10 và tầm bắn xa đến 2.000 km. Máy bay chiến đấu Su-57 của Nga sẽ sớm được trang bị loại tên lửa hiện đại này.

Đối mặt với năng lực siêu thanh vượt trội, Lầu Năm Góc cũng từng triển khai hơn chục chương trình để bảo vệ Mỹ khỏi vũ khí siêu thanh. Một dự án có tên Glide Breaker nhằm phát triển một máy bay đánh chặn có khả năng vô hiệu hóa tên lửa siêu thanh đang được Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng Mỹ (DARPA) thúc đẩy.

Bảo Hà/Báo Tin tức
Khả năng Nga thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên tại Caribbean
Khả năng Nga thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên tại Caribbean

Truyền thông Nga đưa tin rằng Moskva đã lên kế hoạch thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên tại Caribbean sau khi đạt được thỏa thuận với Venezuela.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN