Theo truyền thông Israel, lực lượng hải quân nước này đã lần đầu tiên triển khai các phương tiện không người lái dưới nước (UUV) tại vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 28/5, nhằm tăng cường an ninh quốc gia và củng cố sản xuất quốc phòng nội địa, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã phê duyệt dự án phát triển máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến (AMCA) - máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5.
Pháp hiện sở hữu một loại tên lửa hành trình có tầm bắn xa hơn cả Taurus và Storm Shadow.
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa ra mắt một loại vật liệu mới được cho là có khả năng vượt hệ thống phòng thủ tên lửa công nghệ cao Golden Dome (Vòm Vàng) của Mỹ.
Lô máy bay chiến đấu F-16 cuối cùng mà Hà Lan dự tính gửi cho Ukraine đã rời khỏi quốc gia này.
Tập đoàn Công nghệ Quốc phòng nhà nước Liên bang Nga Rostec ngày 26/5 khẳng định quân đội Ukraine hiện không đủ năng lực để đánh chặn hiệu quả các đòn tấn công từ tên lửa Iskander.
Các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) của Liên bang Nga đang ngày càng phức tạp và vượt quá khả năng phòng thủ của Ukraine.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông và Bắc Phi, Iran ngày 22/5 đã ra mắt 3 thiết bị bay không người lái (UAV) mới do nước này tự sản xuất.
Tàu ngầm lớp Astute của Hải quân Hoàng gia Anh được xem là biểu tượng của công nghệ tàng hình tối tân nhất thế giới. Với khả năng lặn sâu, vận hành siêu êm và hệ thống vũ khí hủy diệt, Astute như một "bóng ma" thầm lặng trong lòng biển, tạo ra lợi thế chiến lược vượt trội trong chiến tranh hải quân hiện đại.
B61-13 sở hữu sức công phá cực kỳ khủng khiếp, với đương lượng nổ tối đa lên tới 360.000 tấn thuốc nổ TNT, tương đương gấp 24 lần quả bom nguyên tử “Little Boy” mà quân đội Mỹ đã thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945,
Từ ngày 7 đến 10/5, Quân đội Ấn Độ đã triển khai xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 để tấn công và phá hủy các đồn biên giới của Pakistan trong khuôn khổ chiến dịch quân sự có mật danh Sindoor.
Trong nỗ lực phá thế giằng co trên chiến trường, Ukraine vừa tung ra tiền tuyến "quái thú" Krampus – mẫu robot tấn công phun lửa mới do Kiev tự sản xuất.
Các quan chức Mỹ lo ngại 49 xe tăng Abrams mà Australia hứa hẹn chuyển giao cho Ukraine sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu cho thiết bị bay không người lái (UAV) của Liên bang Nga.
Báo cáo tình báo Mỹ hé lộ chi tiết kho vũ khí tên lửa Nga giữa xung đột Ukraine – từ sức mạnh siêu vượt âm đến nguy cơ suy giảm sản xuất.
Ấn Độ đã chính thức đề nghị Nga cung cấp thêm các hệ thống phòng không S-400 Triumf, một động thái được cho là xuất phát từ thành công của vũ khí này trong việc đối phó với các cuộc tấn công từ Pakistan trong cuộc xung đột ngắn nhưng căng thẳng đầu tháng 5/2025.
Trong động thái tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nền kinh tế hàng đầu châu Âu, ngày 15/5, Chính phủ Anh thông báo nước này và Đức sẽ cùng phát triển một loại vũ khí "tấn công chính xác tầm xa" mới với tầm bắn hơn 2.000 km.
Trong bối cảnh xung đột ở Ukraine, sinh viên Nga Svetlana Kabanova đã tạo ra một UAV đặc biệt có khả năng đánh chặn thiết bị bay không người lái đối phương. Đây có thể là bước đột phá quan trọng giúp Nga "đi trước một bước" trong cuộc chiến công nghệ cao này.
Ấn Độ triển khai mạng lưới chống UAV và radar phòng không hiện đại, phản ứng nhanh, gây nhiễu mạnh, dùng laser và súng máy để tiêu diệt mục tiêu chỉ trong vài giây. Công nghệ nào đứng sau thành công này?
Theo hãng tin Yonhap, Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) ngày 8/5 đã nâng cấp hệ thống tự vệ cho tàu chiến như một phần trong nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công bằng tên lửa.
Ngày 3/5, quân đội Pakistan thông báo nước này đã phóng thử thành công hệ thống vũ khí đất đối đất "Abdali”.