Năm 222 trước Công nguyên, Claudius Marcellus giết Viridomarus, Vua của xứ Gaesati trong trận Clastidium. Theo tính toán trên chiến trường, người Gaesati có biệt tài dùng kỵ binh. Nhằm tránh cho đoàn quân bị kỵ binh đối phương bao vây, Marcellus đã tính toán cách rút lui tốt nhất để Viridomarus ngạo mạn đuổi theo và thách đấu tay đôi.
Lính La Mã dâng lên Hoàng đế đầu đối phương đoạt được trong trận đánh. |
Marcellus là một người nổi tiếng đấu tay đôi và danh tiếng của ông có thể cũng đã tới tai Vua Viridomarus. Ngay lập tức, vị vua ngạo mạn này chấp nhận lời thách thức và thúc ngựa tiến lên phía trước. Sau một cú đâm giáo mạnh thủng giáp của vị vua, Marcellus đã quật ngã đối thủ và nhanh chóng hạ sát đối phương. Công đoạn tiếp theo vẫn như thông lệ, Marcellus lấy đầu đối phương.
Cùng với vũ khí và áo giáp, những cái đầu của các vị vua như Lars Tolumnius và Viridomarus nhiều khả năng đã được dâng tiến cho chúa tể các vị thần là Jupiter. Đôi khi những cái đầu được đem ra trưng cho chỉ huy thấy để xác nhận số lượng kẻ địch mà những người lính lê dương hạ được. Có khi những cái đầu cũng được dùng để tô điểm cho những thắng lợi trên chiến trường. Giống như người xứ Gaul, người La Mã có thói quen đáng sợ là trang hoàng nhà của họ bằng những chiến lợi phẩm thu được trong trận chiến, trong đó những mảnh da đầu của kẻ thù thường được dùng trang trí trên các mũ sắt treo trong nhà.
Thói quen lấy đầu kéo dài tới tận thời kỳ Đế chế. Năm 2005, người ta đã phát hiện một tấm bia mộ La Mã ở thành phố Lancaster, Vương quốc Anh. Trên bia ghi năm 100 sau Công nguyên, mô tả chân dung của đội kỵ binh Insus. Ngựa của kỵ binh này giẫm đạp không thương tiếc lên một xác không đầu người Anh, còn lính Insus vung vẩy thủ cấp của người đàn ông này.
Bia mộ của một Insus, lính kỵ binh người Gaul trong quân đội La Mã. |
Điều này cho thấy Insus đã tiếp nối truyền thống săn đầu của người xứ Gaul. Ngoài ra, tới thời Trajanic Frieze Đại đế, tượng đài chiến thắng ở Rôma trong các cuộc chiến với người Dacia thuộc Đế chế Trajan (năm 101-102 và 105-106 sau Công nguyên), người ta cũng thấy các cận vệ Praetorian chuyên bảo vệ các hoàng đế La Mã trưng các thủ cấp như là chiến lợi phẩm. Tưởng nhớ cuộc chiến với Marcomanni (năm 167-180 sau Công nguyên), Hoàng đế Marcus Aurelius cũng mô tả một cận vệ Praetorian giơ cao một cái đầu người mà cận vệ này đoạt được trong trận chiến.
Các cận vệ Praetorian là những người Italia đặc trưng nhất và là bằng chứng phản ánh đậm nét nhất thói quen lấy đầu của người La Mã vẫn rất mạnh. Những người lính lê dương tỉnh lẻ, có quê quán từ xứ Gaul và Giécmanh tham gia giao chiến trong trận Amida (359 sau Công nguyên), đã được khích lệ bằng khái niệm “virtus” khiến họ phục vụ lâu dài trong quân đội La Mã và dường như hành động lấy thủ cấp của kỵ binh Insus đã chịu ảnh hưởng rất sâu đậm từ các truyền thống của quân đội La Mã.
Người La Mã nổi tiếng với truyền thống lột da đầu và thường sử dụng các mảnh da đầu này trang trí trên các mũ giáp của họ. Trong trận chiến ở Hồ Trasimene (năm 217 trước Công nguyên), tướng La Mã Gaius Flaminius xung trận với một mũ giáp được trang trí bằng một miếng da dài từng lột từ đầu một thủ lĩnh xứ Gaul trong trận chiến tay đôi nhiều năm trước đó.
Giống như tục lấy đầu những chiến binh xứ Gaul và treo chúng trên cổ ngựa, hoặc treo chúng trên cánh cửa nhà, mảnh da đầu trên mũ Flaminius là minh chứng cho lòng dũng cảm của ông như một chiến binh độc lập. Thêm vào đó, trận chiến Vercellae (năm 101 trước Công nguyên) đội quân lính lê dương dùng lột da đầu như là một biện pháp khủng bố tinh thần và chinh phục những phụ nữ hiếu chiến thuộc bộ tộc Cimbri.
Thói quen ghê rợn lột da đầu làm chiến lợi phẩm này kéo dài tới tận thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên. Nghiên cứu gần đây về nền văn minh Babylon của Tiến sỹ Guy Stiebel thuộc Đại học Do Thái ở Jerusalem cho rằng trong cuộc khởi nghĩa Bar Kokhba (năm 132-136 sau Công nguyên), các lính lê dương bọc mũ giáp của họ bằng những miếng da đầu của các phiến quân Do Thái.
Mô tả đội quân La Mã như một cỗ máy quân sự là khá hấp dẫn nhưng lại không tương thích với khái niệm về một đội quân hiện đại. Quân đội La Mã phát triển từ các nhóm chiến đấu thuộc các bộ tộc La Mã cổ đại, và dù đã phát triển lớn mạnh về quy mô cũng như cơ cấu tổ chức tinh vi, song đội quân này vẫn luôn giữ đặc tính của những chiến binh.
Quân đội La Mã cũng có hình thức kỷ luật đối với những hành động bất tuân lệnh và vô kỷ luật. Một số binh lính xấu số đã bị hành hình nhằm răn đe những kẻ khác. Nhưng quan niệm chung về việc chứng tỏ giá trị của một chiến binh (điều mà mỗi người La Mã ở bất cứ cấp bậc nào cũng khát khao có được) đã giải thích lý do tại sao những hành động điên rồ của những kẻ như Titus Pullo hay các chỉ huy trong trận Amida không những được khoan dung, tha thứ, mà thậm chí còn được ca tụng và truyền đời.
LAT