Hiến tặng đồ nghề bắt voi rừng của 'Vua voi'

Ngày 15/2, tại Buôn Ko Tam, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tiếp nhận bộ đồ nghề săn bắt voi rừng do gia đình thầy thuốc Khăm Phết Lào, con trai thứ 11 và là người thừa kế chính thức của "Vua voi" Ama Kông hiến tặng.


Những dụng cụ săn voi của “vua voi” Ama Kông. Ảnh: dantri.com.vn


Bộ đồ nghề này là những dụng cụ dùng để săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, do dòng họ nhà Khun Ju Nốp nổi tiếng với nghề săn voi ở Buôn Đôn để lại. Bồ đồ nghề này gồm 20 hiện vật gồm roi củ mây do nài voi cầm để điều khiển voi nhà; tấm đệm lưng voi để đặt bành voi làm bằng vỏ cây lộc vừng đập dập; tấm phản làm bằng da trâu khô để Gru trải ngủ trong chuyến đi bắt voi; dây ràng quanh toàn thân voi, chắp nối bằng nhiều loại vật liệu khác nhau; dây da trâu dùng để bắt voi rừng; búa gỗ căm xe đẽo để điều khiển voi trong cuộc săn bắt; tù và của "Vua voi"...Hầu hết các hiện vật trên đều có tuổi đời trên 100 năm.

Ngoài bộ trao tặng cho Bảo tàng Dân tộc Việt Nam, gia đình thầy thuốc Khăm Phết Lào còn đang lưu giữ hai bộ đồ nghề săn voi khác do tổ tiên để lại, dự kiến sẽ bán đấu giá để làm từ thiện.


Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Quang Trọng, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho biết đây là một bộ sưu tập vô cùng quý giá. Bởi những hiện vật này không đơn thuần là những dụng cụ để săn bắt và thần dưỡng voi rừng, mà cao hơn nữa nó đã phản ánh được đời sống sinh hoạt, tập quán sản xuất, văn hóa của người M’Nông ở Tây Nguyên trong một giai đoạn lịch sử nhất định.


Anh Dũng- Phạm Cường
Dựng cây nêu tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Ngày 23/1, tại Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc Việt Nam tổ chức chương trình 23 tháng Chạp âm lịch, với nhiều hoạt động văn hóa dân gian như lễ dựng cây đu, cây nêu ngày Tết, cúng ông Táo...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN