Làng cổ Đường Lâm, thuộc thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội), là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, ngày 19/5/2006. Đây là quê hương của nhiều danh nhân, trong đó nổi tiếng nhất là vua Ngô Quyền và Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, vì vậy Đường Lâm còn được gọi là "Đất hai vua".
Gạch đá ong, vật liệu xây dựng đặc trưng ở Đường Lâm |
Làng cổ Đường Lâm là một quần thể di tích với 7 di tích quốc gia, 2 di tích và 10 ngôi nhà cổ được xếp hạng cấp thành phố, 37 ngôi nhà cổ có niên đại từ 200 - 400 năm, 74 ngôi nhà cổ loại một có niên đại trên 100 năm và gần 1.000 ngôi nhà truyền thống xây dựng cách đây vài chục năm…
Không gian, cảnh quan, môi trường của làng đa dạng, phong phú gắn liền với sinh hoạt thường nhật của cộng đồng dân cư; là nơi hội tụ những đặc điểm tiêu biểu của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng với nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Với những giá trị văn hóa tiêu biểu, làng cổ Đường Lâm cần được bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị.
Tường bao của các nhà được xây bằng gạch không nung, không sử dụng vôi vữa. |
Giếng cổ ở xóm Giang được đào, xây dựng từ năm 1933. |
Ngôi nhà cổ 250 tuổi của hộ gia đình bác Kiều Anh Ban mới được Nhà nước đầu tư trùng tu đầu năm 2013. |
Những chiếc chum đựng tương trong sân nhà cổ của gia đình anh Hà Văn Huyến. |
Không gian nhà cổ của gia đình anh Hà Văn Huyến. |
Ngôi nhà cổ 400 tuổi của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng. |
Nhà thờ họ Phan ở làng Mông Phụ. |
Xích miếu - nơi xưa kia dân làng sắp lễ trước khi dâng cúng vào đình làng. |
Không gian bếp truyền thống ở Đường Lâm. |
Thanh Hà (
Chùm ảnh TTXVN)