Bánh Chưng ngày Tết

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Bánh chưng được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ Tổ Hùng Vương (mồng 10 tháng 3 âm lịch).

Tương truyền: Đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi dẹp giặc Ân, nhà vua có ý truyền ngôi cho con, nhân đầu xuân. Vua cho họp các hoàng tử yêu cầu mọi người phải dâng lên vua cha thứ mà theo họ quí nhất để cúng tổ tiền.

Cả nhà cùng gói bánh.



So với những Hoàng tử khác, người con thứ 18 là Tiết Liêu (gọi là Lang Liêu) sống gần gũi với nông dân lao động nghèo khổ nên lo lắng vì không có của quí dâng lên vua cha.
Trong một giấc mơ, hoàng tử được một vị thần mách bảo: Không gì quí bằng gạo, nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và vuông tượng hình của trời và đất. Lang Liêu làm theo, chọn loại gạo nếp ngon nhất và các thứ sẵn có như thịt lợn, đậu xanh, hành làm nhân và lá xanh để gói bánh.



Đến ngày hẹn, các hoàng tử dâng lên nhà vua đủ vật sản sơn hào, hải vị. Lang Liêu dâng bánh chưng và bánh dày, vua thấy lạ, hỏi thì Lang Liêu giải thích giấc mơ và lòng thành về những sản vật nuôi sống con người. Vua cha nếm thử thấy ngon, khen món bánh có ý nghĩa bèn truyền ngôi.

Từ đó, bánh chưng và bánh dày luôn trong tầm thức của người Việt, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước.



Bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, tượng trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt và các dân tộc khác trong khu vực châu Á. Khi Tết đến, xuân về nhà nào cũng có bánh chưng trên ban thờ tổ tiên.

Nguyên liệu làm bánh gồm lá dong tươi, có thể là lá chít hoặc lá chuối, lạt buộc bánh là lạt giang được làm từ ống cây giang vừa mềm, dẻo. Gạo nếp là loại gạo vụ mùa, thơm ngon dẻo, đỗ xanh (nếu là đỗ xanh lòng vàng càng ngon), thịt thường là thịt lợn có cả mỡ và nạc cho nhân bánh béo đậm đà, gia vị ướp nhân là hạt tiêu, hoặc thảo quả.

Bánh được hút chân không để bảo quản tốt hơn.


Nét đặc biệt của bánh chưng với người phương tây là khi thưởng thức bánh không thể dùng dao để cắt bánh mà phải dùng ngay những sợi lạt bó bánh để cắt. Khi nhấm nháp hương vị món bánh đặc biệt này, du khách phải thốt lên: Ngon, ngon tuyệt, hơn rất nhiều món bánh họ đã thưởng thức vừa có độ dẻo của gạo, bùi béo của nhân, thơm ngon của gia vị được gói gọn trong một chiếc bánh.

Cứ mỗi độ Tết đến, mọi gia đình lại gói bánh. Vào khoảng ngày 28, 29, các thành viên trong gia đình tất bật mỗi người một việc, người đãi gạo đỗ, người rửa lá dong, người chẻ lạt, người bổ củi, đêm đến cả nhà quây quần bên nồi bánh sôi sùng sục. Ngày nay, ở thành thị không còn nhiều nhà gói bánh nữa, họ đi mua bánh, nên hình thành những làng nghề chuyên làm bánh chưng ngày Tết. Ở Hà Nội, làng Tranh Khúc, xã Duyên Hà, Thanh Trì nổi tiếng là làng nghề bánh chưng Tết có thương hiệu. Làng Bờ Dậu, xã Cổ Lũng, Phú Lương, Thái Nguyên được công nhận là làng nghề bánh chưng theo quyết định của UBND tỉnh ngày 7/12/2009.

Hiện nay bánh chưng đã được xuất khẩu sang một số nước có đông cộng đồng người Việt sinh sống như Nga, Ba Lan, Séc, Mỹ...

Bài và ảnh: D.T
Thi gói bánh chưng tìm hiểu văn hóa truyền thống
Thi gói bánh chưng tìm hiểu văn hóa truyền thống

Học gói bánh chưng - tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc là hoạt động nằm trong kế hoạch xây dựng mô hình giáo dục mới của trường THPT M.V.Lômônôxốp Hà Nội

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN