Tối 29/11, tại Công viên Sông Hậu (quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ), Lễ khai mạc Tuần lễ Du lịch - Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ năm 2024 đã diễn ra với chủ đề “Tinh hoa miền sông nước”.
Tối 29/11, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 và Lễ công bố Quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đã chính thức khai mạc tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng. Sự kiện diễn ra đến hết ngày 1/12.
Nhằm tôn vinh hoa sen và các sản phẩm từ sen, tối 29/11 tại thành phố Vinh, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam tổ chức “Lễ hội Du lịch và ẩm thực sen”.
Chiều 29/11, tại thành phố Vinh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển sản phẩm du lịch Nghệ An gắn với thương hiệu du lịch quốc gia trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ".
Ngày 29/11, Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ VII năm 2024 đã khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức thường kỳ 2 năm một lần (2022-2024), nhằm giới thiệu những tác phẩm mới, những gương mặt mới của các nghệ sỹ trẻ từ 18 - 35 tuổi.
Chiều 29/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức lễ Ra mắt Nền tảng Sách, báo điện tử thiết yếu phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo về thông tin, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) Giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025 (sachdientu.vn, ebook.gov.vn).
Sáng 29/11, tại thành phố Hà Tĩnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm được UNESCO ghi danh (2014 - 2024).
Tối 28/11, Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tiếp tục cho ra mắt bộ phim “Sử đá lưu danh”.
Tối 28/11, tại sân khấu ngoài trời phường 6, thành phố Tân An đã diễn ra lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần 2 năm 2024 với chủ đề "Long An - Khát vọng sông Vàm".
Tối 28/11, Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh, do UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã được khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 27/11, lễ hội ẩm thực và giao lưu văn hóa Việt Nam - Malaysia đã diễn ra tại Kuala Lumpur.
Người dân và du khách khá thích thú khi được thưởng thức nhiều món ăn mang hương vị của Malaysia tại tuần lễ “Hương vị ẩm thực Malaysia”, do Tổng lãnh sự quán Malaysia phối hợp cùng MM Mega Market Việt Nam (MMVN) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh trong ngày 28/11.
Qua sáu lần tổ chức, đến nay Giải thưởng Sách Quốc gia đã trở thành một sự kiện văn hóa nổi bật thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận xã hội, có sức lan tỏa mạnh mẽ, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá cao.
Quận Hoàn Kiếm có 190 di tích lịch sử - văn hóa với 2 di tích quốc gia đặc biệt, 37 di tích quốc gia trong đó có khu Phố cổ Hà Nội, là nơi có mật độ di sản văn hóa cao của Thủ đô. Nhiều năm qua, quận đã thực hiện nhiều giải pháp sáng tạo để phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa.
Năm 2014, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngày 28/11, Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tổ chức khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang của đồng bào dân tộc Xơ Đăng lần thứ II năm 2024. Hội thi là một trong 5 sự kiện do huyện Tu Mơ Rông tổ chức nhằm hưởng ứng Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II năm 2024. Hội thi diễn ra trong 2 ngày từ 28-29/11.
Sáng 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Trưng bày và trình diễn di sản văn hóa kết hợp với các sản phẩm du lịch.
Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là ba tỉnh cận kề, hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch với đặc điểm văn hóa mang bản sắc riêng biệt, lễ hội đặc sắc, sản phẩm du lịch đặc trưng và đa dạng, trong đó trọng tâm thế mạnh du lịch biển, đảo.
Tại Hà Nam, nhiều di tích cần được tu bổ, tôn tạo bởi đa số đều đã có tuổi đời hàng trăm năm. Hiện nhiều công trình đã xuống cấp, thậm chí xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc bảo tồn, phát huy giá trị và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng. Vì vậy, việc thực chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn đã được các cấp chính quyền quan tâm, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp kinh phí, ngày công góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách.