WHO giải đáp “thắc mắc” về cúm A/H7N9

 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra giải đáp cho một số câu hỏi thường gặp về vi rút cúm A/H7N9.


1.Vi rút cúm A/H7N9 là gì?


Vi rút cúm A H7 là một nhóm vi rút cúm thường lưu hành ở chim. Vi rút cúm A/H7N9 là một phân nhóm của nhóm vi rút H7. Mặc dù một số loại vi rút H7 (H7N2, H7N3 và H7N7) từng gây bệnh ở người, song chưa có trường hợp nhiễm vi rút H7N9 ở người nào được ghi nhận cho tới khi  Trung Quốc thông báo về những ca bệnh này.


Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là biện pháp hữu hiệu để phòng chống nhiều dịch, bệnh. Ảnh Internet.


2. Chúng ta đã biết những gì về những trường hợp nhiễm vi rút cúm H7 trước đây trên toàn cầu?


Từ năm 1996 -  2012 đã có các ca nhiễm vi rút cúm H7 (H7N2, H7N3 và H7N7) ở người được ghi nhận ở Hà Lan, Ý, Canađa, Mỹ, Mêhicô... Sự xuất hiện của hầu hết những trường hợp mắc vi rút cúm H7 này có liên quan đến dịch bệnh gia cầm. Các ca nhiễm trùng chủ yếu gây triệu chứng đau mắt đỏ và viêm đường hô hấp trên nhẹ, chỉ có một trường hợp ngoại lệ bị tử vong ở Hà Lan.


3. Vì sao bây giờ loại vi rút  này lại ảnh hưởng tới con người?


Chúng ta vẫn chưa trả lời được câu hỏi này vì vẫn chưa biết được nguồn tiếp xúc của những trường hợp nhiễm vi rút cúm A/H7N9  này. Tuy nhiên, phân tích gien của những vi rút này cho thấy mặc dù chúng tiến hóa từ vi rút cúm gia cầm (chim), song chúng thể hiện những dấu hiệu cho thấy đã thích ứng để tăng trưởng ở các loài động vật có vú. Biểu hiện thích ứng này bao gồm khả năng kết hợp với tế bào của động vật có vú và tăng trưởng ở nhiệt độ gần với thân nhiệt của động vật có vú (thấp hơn so với thân nhiệt của chim). Nghĩa là nguy cơ lây nhiễm loại vi rút này sang người cao hơn so với trước đây.


4. Triệu chứng chính của người nhiễm vi rút cúm A/H7N9  là gì?


Cho tới nay, phần lớn các bệnh nhân nhiễm vi rút H7N9 đều bị viêm phổi nặng. Triệu chứng bao gồm sốt, ho và khó thở. Tuy nhiên thông tin về triệu chứng đầy đủ mà bệnh nhiễm cúm A/H7N9 có thể gây ra vẫn còn hạn chế.


5. Vi rút cúm A/H7N9  có gì khác với các loại vi rút cúm A/H1N1 và A/H5N1 không?


Có. Cả ba đều là vi rút cúm A, song chúng hoàn toàn khác biệt: Vi rút cúm A/H7N9 và H5N1 được coi là vi rút gây bệnh cúm ở động vật và đôi khi gây bệnh cho người nhưng vi rút H1N1  thường chỉ gây bệnh cho người, đã từng gây ra đại dịch năm 2009.


6. Con người bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9 như thế nào?


Một số ca được xác định nhiễm cúm đã từng tiếp xúc với động vật hoặc môi trường động vật. Vi rút đã được tìm thấy trên chim bồ câu bán tại một khu chợ ở Thượng Hải. Nhưng hiện vẫn chưa biết được những bệnh nhân này bị nhiễm như thế nào. Khả năng lây truyền từ động vật sang người, cũng như khả năng lây truyền từ người sang người đang được điều tra.


7. Đã có cách điều trị cúm A/H7N9 chưa?


Việc thử nghiệm labo ở Trung Quốc cho thấy rằng vi rút cúm A/H7N9 nhạy với các thuốc điều trị cúm gọi là chất ức chế neuramidase (Oseltamivir và Zanamivir). Nếu những loại thuốc này được dùng khi mới mắc bệnh, chúng có hiệu quả trong điều trị nhiễm vi rút cúm mùa và cúm A/H5N1. Tuy nhiên, tại thời điểm này, chúng ta chưa có kinh nghiệm thực tế về việc dùng những loại thuốc này để điều trị cho bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9.


8. Ăn các sản phẩm thịt như thịt gia cầm hoặc thịt lợn có an toàn không?

Vệ sinh cá nhân là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, đặc biệt là cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho.Tuyệt đối không nên mua/bán, ăn thịt gia cầm ốm hoặc chết.


Vi rút cúm không lây truyền qua tiêu thụ thực phẩm đã được nấu chín kỹ. Do đó, cần sử dụng thịt được nấu chín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, kể cả thịt gia cầm và chim săn được. Không nên ăn thịt động vật bị bệnh hoặc chết vì mắc bệnh.


Ở những vùng đang xảy ra bùng phát dịch, vẫn có thể tiêu thụ các sản phẩm thịt với điều kiện phải nấu chín và xử lý đúng cách trong quá trình chế biến. Ăn thịt sống và các món ăn chế biến từ tiết sống là thói quen ăn uống có nguy cơ cao và cần phải ngăn chặn.


 9. Loại vi rút cúm này có đe dọa gây ra đại dịch không?


 Bất kỳ loại vi rút cúm động vật nào phát triển khả năng gây bệnh cho người về lý thuyết đều có nguy cơ gây đại dịch. Tuy nhiên, khả năng vi rút cúm A/H7N9 có thể thực sự gây ra đại dịch hay không vẫn còn chưa được biết. Chúng ta biết rằng các loại vi rút cúm động vật khác đôi khi gây bệnh cho con người song toi nay chua tung gây ra đại dịch.


Phương Liên (ghi)

 


Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN