Xung
quanh trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày 20/11, phóng viên báo Tin tức
đã có cuộc trao đổi với đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang):
Bà đánh giá thế nào về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ?
Trong
các nguồn lực thì nguồn lực con người là yếu tố quyết định. Tuy nhiên
tại Việt Nam, việc sử dụng nguồn lực này trong thời gian gần đây gây
nhiều bức xúc. Từ khâu đào tạo đến khâu sử dụng còn nhiều bất cập, các vấn đề
đặt ra thì phần trả lời của Bộ Nội vụ chưa thỏa đáng để tháo gỡ từ đào
tạo đến đưa vào sử dụng, phát huy nguồn lực đó để đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế -xã hội, chúng ta còn lãng phí lớn. Để phát huy tốt nguồn
lực này thì phần trả lời Bộ trưởng Bộ Nội vụ chưa đi vào chiều sâu để
giải quyết căn cơ, đi vào chiều sâu, phát huy vai trò nguồn lực con
người cán bộ công chức hiện nay chưa thỏa đáng.
Do
đó ngoài nguyên tắc chung của Bộ Nội vụ thì cũng phải phối hợp với các
địa phương thực hiện kiên quyết và kỷ cương rõ ràng hơn để sử dụng tốt
nguồn lực trong đội ngũ cán bộ công chức. Chúng ta kêu gọi tiết kiệm
chống lãng phí thì tiết kiệm thời gian cũng là yếu tố tạo ra giá trị cho
xã hội. Bên cạnh đó là quan tâm giải quyết việc làm cho sinh viên ra
trường bởi đã đào tạo rồi nhưng không được sử dụng để cống hiến và áp
dụng kiến thức đã học cũng là sự lãng phí.
Nhiều
ý kiến cử tri cho rằng trong thi công chức có hiện tượng đề nghị phúc
tra lại điểm và đang tạo ra nhiều kẽ hở. Vậy theo bà có cần siết lại
khâu phúc tra điểm?
Trong
vấn đề thi cử xác định trình độ của thí sinh thì chưa có vấn đề nào là
tuyệt đối. Phúc tra là vấn đề tất yếu. Tuy nhiên quan trọng là phúc tra ở lĩnh vực
nào, tiêu chuẩn ra sao. Do đó, trong vấn đề phúc tra cần thiết lập kỷ
cương, chi tiết để không tạo ra khe hở nhóm để vụ lợi riêng. Phúc tra
điểm thi vẫn phải thực hiện nhưng thực hiện như thế nào cần có hành lang
pháp lý rõ ràng, chặt chẽ.
Cử
tri cũng phản ánh tình trạng “chạy” thi công chức, như tại Hà Nội từng
xuất hiện thông tin chạy thi công chức khoảng 100 triệu đồng nhưng thanh
tra của ngành nội vụ không phát hiện ra sai phạm. Vậy theo bà cần có
giải pháp nào để khắc phục hiện tượng này?
Thi
công chức là vấn đề rối ren trong tình hình hiện nay. Mỗi cơ quan nhà
nước đều có biên chế và số lượng có hạn và vị trí thì không có biến động
lớn, xem ra cung cầu có sự chênh lệch. Cung thì lớn nhưng cầu thì có hạn.
Do đó, học sinh, sinh viên ra trường đều có mong muốn thi vào cơ quan
Nhà nước. Cung cầu mất cân đối thì làm cho nhiều người bỏ ra tiền để đi
vào vị trí mong muốn và từ đó phát sinh “chạy” thi công chức.
Trong
thi công chức cũng đã có quy định đi vào kiểm tra, kiểm soát và có cải
tiến. Tuy nhiên cũng thấy rằng Bộ Nội vụ và ngành liên quan nên soát xét
lại thực tiễn hiện nay để bổ sung điều kiện chặt chẽ hơn.
Tiếp
theo, trong các cuộc thi công chức phải thi khách quan, kiểm tra chéo
lẫn nhau để tránh đồng lõa, tạo khe hở vụ lợi cá nhân trong thi tuyển.
Công
tác tuyên truyền để người thi tuyển và cán bộ công chức hiểu rằng không phải
vào cơ quan Nhà nước mới phát huy tài năng. Nếu chúng ta có tài thì
chúng ta có thể vào đơn vị kinh doanh tư nhân, hoặc vị trí nào khác
không phải cơ quan Nhà nước để phát huy năng lực, trí tuệ cho đóng góp
cho xã hội và bản thân mình. Nếu làm giảm bớt áp lực cung cầu thì cũng
làm cho vấn đề riêng tư vụ lợi trong thi công chức.
Xin cám ơn bà!
Xuân Minh (thực hiện)