Thanh toán qua Mobile Money kỳ vọng thích ứng trong bối cảnh COVID-19

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, việc đẩy nhanh tốc độ triển khai Mobile Money hỗ trợ cho phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt đang được Chính phủ đặt mức ưu tiên cao. Các nhà mạng đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để trình Ngân hàng Nhà nước thẩm định. Việc sớm đưa Mobile Money triển khai đang được kỳ vọng là giải pháp giúp thích ứng với tình hình dịch COVID-19, nhất là khu vực nông thôn.

Quy trình thẩm định nghiêm ngặt

Chỉ với điện thoại di động, không cần tài khoản ngân hàng hoặc internet, Mobile Money được kỳ vọng có thể trở thành công cụ hiệu quả giúp Chính phủ thúc đẩy phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Chú thích ảnh
Kiểm tra ứng dụng Mobile Money.

Tuy nhiên, cũng chính bởi tính quan trọng và khả năng tác động tới đời sống được dự đoán là lớn của dịch vụ này, việc thẩm định hồ sơ đăng ký xin cấp phép Mobile Money của các doanh nghiệp được các cơ quan chức năng thực hiện thận trọng.

Cuối tháng 4/2021, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành hành Quyết định 316/QĐ-TTg phê duyệt thí điểm Mobile Money, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chính thức ký quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với việc thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money. Do đây là dịch vụ mới tại Việt Nam nên để triển khai đảm bảo an toàn, hiệu quả, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều đơn vị chuyên môn nghiệp vụ của cả 3 cơ quan nói trên trong việc thẩm định, cấp phép, thanh tra, kiểm tra, giám sát theo đúng quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi nộp hồ sơ lần 1, ba doanh nghiệp viễn thông là VNPT, Viettel và Mobifone đã được phản hồi, yêu cầu hoàn thiện thêm một số nội dung để trình Ngân hàng Nhà nước thẩm định lại. Tới hiện tại, VNPT là một trong những đơn vị đã hoàn thành nộp hồ sơ lần 2.

Chia sẻ về quá trình nộp đề án Mobile Money, ông Nguyễn Sơn Hải, đại diện VNPT cho biết: “Đơn vị ủng hộ và tuân thủ quy trình thẩm định nghiêm ngặt của Ngân hàng Nhà nước cũng như các Bộ, ngành chức năng. Tuy chưa nhanh như mong đợi nhưng trên thực tế, các cơ quan chức năng đã chung tay, trực tiếp hoàn thiện cùng doanh nghiệp. Đây là việc cần thiết để Mobile Money khi đi vào thực tế có thể thuận lợi phát huy được những ưu thế và giảm thiểu được những vấn đề phát sinh liên quan, qua đó đảm bảo quyền lợi và tính an toàn cho người dùng”.

Sẵn sàng cho triển khai thực tế

Hiện nay, các doanh nghiệp viễn thông đã tiến hành chuẩn bị cho Mobile Money từ rất sớm. Trong suốt khoảng 2 năm trước khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định cho phép thí điểm Mobile Money, các doanh nghiệp VNPT, Viettel và Mobifone đã phối hợp cùng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) để chuẩn bị nội dung hồ sơ. Song song với đó là chuẩn bị sẵn sàng những phương án, điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, nhân sự và các chính sách liên quan.

Chú thích ảnh
Các kỹ sư VNPT đang thảo luận các giải pháp khi sử dụng Mobile Money.

Trong Quý I/2021, VNPT đã triển khai thí điểm Mobile Money nội bộ với hơn 40.000 cán bộ, nhân viên của Tập đoàn trên toàn quốc. “Việc thí điểm nội bộ rất có ý nghĩa trong việc giúp chúng tôi diễn tập các kịch bản nghiệp vụ cũng như rà soát toàn trình và thử nghiệm mức độ thông suốt của hệ thống. Hiện tại, VNPT đã sẵn sàng để đưa Mobile Money ra thị trường chính thức, ngay khi được cấp phép”, đại diện VNPT chia sẻ.

Tương tự, đại diện MobiFone cho biết, đơn vị cũng đang tiến hành thí điểm trong nội bộ và xử lý tất cả các tình huống sẽ phát sinh trên thực tế sao cho ứng dụng khi triển khai sẽ thuận lợi nhất cho người dùng.

Sau quá trình làm việc tích cực và chuẩn bị kỹ lưỡng, hiện các đơn vị tham giá thí điểm như VNPT, MobiFone đã ở trạng thái sẵn sàng và đang rất trông đợi vào việc sớm có quyết định cấp phép triển khai Mobile Money từ Ngân hàng nhà nước.

Khi dịch COVID-19 bùng phát năm 2020, để giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh, Chính phủ nhiều nước đã nhanh chóng đưa ra các quyết sách nhằm hạn chế việc tiếp xúc và sử dùng tiền mặt. Tại Việt Nam, Chỉ thị 11 ngày 4/3/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19 đã đưa ra nhiều chỉ đạo cụ thể, trong đó việc đẩy nhanh tiến độ triển khai thí điểm Mobile Money là một trong các nhiệm vụ trọng tâm.

Nhờ khả năng vận hành chỉ cần tới mạng viễn thông mà không phụ thuộc vào internet hay tài khoản ngân hàng, Mobile Money không chỉ dễ dàng giúp thay thế tiền mặt trong các giao dịch nhỏ lẻ hàng ngày, nhất là khu vực nông thôn.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 4 năm nay so với cùng kỳ năm 2020, lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt có tăng trưởng ấn tượng tại tất cả các kênh: Internet tăng 65,9%; điện thoại di động tăng 86,3%; QR code tăng 95,7%. Tại Việt Nam, tỷ lệ người dùng tài khoản ngân hàng chưa cao, nhưng mật độ thuê bao di động đạt trên 100%. Như vậy nếu được chính thức triển khai, Mobile Money sẽ là cú hích quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng của thanh toán điện tử tại Việt Nam.

Chú thích ảnh
XM/Báo Tin tức
Bổ sung thêm 800 tỷ đồng/năm để thực hiện các chính sách ưu đãi người có công
Bổ sung thêm 800 tỷ đồng/năm để thực hiện các chính sách ưu đãi người có công

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐYBXH), Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được banh hành dịp 27/7 là một chính sách lớn, đột phá và có tác động tích cực đến đời sống của hàng chục triệu người có công, thân nhân của người có công với cách mạng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN