Phải giảm cước mới được phụ thu

Cứ đến Tết Âm lịch, tình trạng khan vé, tăng giá vé “bến cóc, xe dù” lại tái diễn, khó kiểm soát tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Vô lý hơn nữa là, trong khi giá vé chưa giảm tương xứng với giá xăng, các nhà xe còn đòi phụ thu vé.

Kiểm soát chặt phụ thu giá vé

Theo lãnh đạo Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, giá vé Tết năm nay giảm từ 7 - 20% so với giá vé Tết Nguyên đán năm 2014, do giá cước cơ bản được điều chỉnh giảm theo giá xăng dầu. Tuy nhiên, do lượng khách hai chiều đi - về không cân bằng nhau trong dịp cao điểm Tết, để bù đắp chi phí cho chiều xe chạy rỗng, các đơn vị vận tải sẽ phụ thu giá vé từ 20 - 60%.

Hành khách mua vé tại Bến xe Miền Đông.


Ông Nguyễn Quốc Chiến, Trưởng Ban Vật giá - Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh cho biết: Sở đã có công văn yêu cầu các đơn vị vận tải giảm giá cước và khẳng định Sở Tài chính quản lý giá cước rất chặt chẽ. Các nhà xe muốn phụ thu 20 - 60% dịp Tết thì phải giảm giá cước mới cho phụ thu.

Tuy nhiên, vẫn còn hàng loạt những nhà xe đăng ký hoạt động tại các tỉnh, thành khác không những chây ì không giảm giá cước mà còn bán giá cao ngất ngưởng ở các “bến cóc” mà báo Tin Tức đã phản ánh trước đây. Có thể nói, đây là “kẽ hở” của pháp luật vì Sở Tài chính thành phố không thể xử lý, vì các nhà xe này đăng ký kê khai giá cước tại các địa phương lân cận.

Tại Hà Nội, trước việc một số doanh nghiệp vận tải đề nghị tăng phụ thu, tăng giá cước trong dịp Tết 2015 từ 20 - 60% trong khoảng 20 ngày trước và sau Tết, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Lê Thị Loan xác nhận: Sở đã nhận được hồ sơ kê khai giá xin phụ thu giá cước vận chuyển hành khách của một số đơn vị chạy tuyến cố định, nhưng liên ngành GTVT - Tài chính không đồng ý.

Theo Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh, mặc dù hiện đã có trên 67% số doanh nghiệp giảm giá cước từ 8 - 23%, những vẫn còn nhiều doanh nghiệp chây ì. Trước thực tế này, TP Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành liên quan kiên quyết xử lý các doanh nghiệp vận tải không giảm giá cước trước Tết Nguyên đán; yêu cầu các bến xe phải giám sát việc niêm yết giá cước vận tải của các doanh nghiệp xe khách, không để xảy ra tình trạng niêm yết một đằng, thu phí một nẻo.



Bởi những đề xuất này không có căn cứ, nếu thực hiện chỉ có người dân là chịu thiệt và yêu cầu các bến xe tuyệt đối không được thu thêm phần phụ thu và hạch toán vào giá cước vận tải.

Liên ngành GTVT - Tài chính cũng yêu cầu các bến xe công khai các doanh nghiệp chậm kê khai, không giảm giá cước trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm kiểm soát có hiệu quả việc giảm giá cước vận tải hàng hóa phù hợp với giảm giá nhiên liệu. Nếu doanh nghiệp nào không giảm giá sẽ cắt lượt, cắt chuyến...

“Các bến xe phải kiểm soát chặt việc phụ thu giá vé chiều về rỗng, không để nhà xe tùy tiện thu bao nhiêu cũng được. Ngoài ra, các bến xe phải công khai các hãng xe chưa chịu giảm giá vé, thậm chí kêu gọi hành khách tẩy chay những hãng xe không giảm giá cước. Các sở GTVT phải phối hợp với các Sở Tài chính kiểm tra, yêu cầu tất cả doanh nghiệp chưa giảm giá vé phải giảm ngay” (Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng).

Không mặn mà với xe bán vé ủy thác

Mặc dù Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh khẳng định sẽ không thiếu vé cho hành khách dịp cao điểm Tết bằng việc điều động thêm xe đang hoạt động hợp đồng, đưa rước công nhân và xe buýt vào bến phục vụ; tuy nhiên vẫn có hành khách không mua được vé. Mới đây, theo kế hoạch, hãng xe Phương Trang sẽ bán vé tuyến TP Hồ Chí Minh đi Đà Lạt vào ngày 30/1, ngày 31/1 sẽ bán vé đi Quảng Ngãi, ngày 1/2 bán vé đi Quy Nhơn, ngày 2/2 bán vé đi Đà Nẵng, Huế...


Tuy nhiên chỉ sau 2 ngày đầu mở bán, Bến xe Miền Đông (BXMĐ) đã diễn ra cảnh chen chúc mua vé, nhiều người không mua được vé. Trong khi đó, tại các quầy vé của những nhà xe khác ủy thác cho bến bán lại thưa thớt và đây là thực trạng thường thấy trong những năm qua.

Nhiều hành khách cho rằng, chất lượng xe của các doanh nghiệp được bến bán ủy thác không thua kém gì so với xe của các hãng tự bán vé nhưng thái độ phục vụ lại không tốt. Còn chất lượng xe tăng cường thì lại phập phù… Trong khi, “xe dù, bến cóc” thì luôn sẵn vé, nhưng giá lại “cắt cổ”.

Phó Giám đốc BMXĐ Thượng Thanh Hải thừa nhận: Đây là thực trạng của các nhà xe ủy thác cho bến bán vé. Hầu hết những xe bán vé ủy thác đều là xe của các doanh nghiệp nhỏ lẻ, làm ăn kiểu “lời ăn lỗ chịu”, nên phải bắt khách dọc đường để kiếm lời. Thực tế này nằm ngoài tầm kiểm soát của các bến xe.


Bài và ảnh: Anh Đức - Tiến Hiếu



Dẹp tình trạng côn đồ, lập lại trật tự tại bến xe Lương Yên

Sau khi báo chí thông tin tình trạng mất ANTT tại bến xe Lương Yên (Hà Nội), ban giám đốc bến xe cho biết đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an nhanh chóng dẹp tình trạng côn đồ, quán cóc gây lộn xộn, các nhà xe cơ bản nghiêm chỉnh chấp hành nội quy.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN