Hợp tác quốc tế trong tiến trình xây dựng trung tâm điều trị ung thư hiện đại tại Vinmec

Giáo sư Gustav von Schulthess thuộc University Hospital (Đại học Bệnh viện) - Thụy Sỹ và Giáo sư (GS) Bùi Đức Phú - Phó Tổng Giám đốc Vinmec , chia sẻ về mô hình điều trị đa mô thức và các công nghệ hiện đại trong điều trị ung bướu tại Việt Nam.

Quang cảnh buổi thảo luận bàn tròn.

Trong những ngày qua, bệnh viện Vinmec đã có những trao đổi với GS Gustav về vấn đề chẩn đoán hình ảnh trong điều trị ung thư, hai GS có thể chia sẻ cụ thể hơn về những trao đổi này?


GS Phú: Với Vinmec và đặc biệt là khoa chẩn đoán hình ảnh, GS Gustav vừa là người thầy, vừa là người bạn, người đồng nghiệp. GS tới thăm bệnh viện lần này nhằm mục đích giúp Vinmec triển khai được những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến nhất, hiện đại nhất, trong đó có việc đầu tư để trang bị hệ thống PET/CT 128 lát cắt đầu tiên ở Việt Nam. Sử dụng đồng vị phóng xạ, hệ thống PET/CT giúp chẩn đoán sớm ung thư một cách chính xác, qua đó có định hướng, có phác đồ điều trị thích hợp cho bệnh nhân.


Để thiết lập một thiết bị hiện đại và cao cấp tại hệ thống bệnh viện, kỹ thuật là chưa đủ, chúng ta còn cần nhân lực để sử dụng thiết bị một cách tối ưu nhất, qua đó đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất. Kế hoạch đào tạo cho đội ngũ y bác sĩ tại Vinmec đã được thiết lập cụ thể, trước hết là cử bác sĩ đi học và những bác sĩ này sau đó sẽ tiếp tục truyền đạt lại kiến thức cho các y bác sĩ khác.


Ngoài ra, chúng tôi cũng tổ chức những mô hình hội chẩn trực tuyến để truyền tải những kinh nghiệm và trao đổi về chuyên môn một cách trực tiếp, nhanh chóng, không bị giới hạn về thời gian, không gian. Đây là một hướng đi rất cụ thể và hiệu quả để tiếp cận nhanh nhất với những kiến thức chẩn đoán hình ảnh.


Không phải chỉ trong lĩnh vực thực hành lâm sàng, trong thời gian tới chúng tôi còn muốn áp dụng hệ thống PET MRI – một kĩ thuật mới hầu như chưa có ở Việt Nam và cũng rất hiếm ở khu vực châu Á.Thiết bị này không chỉ hữu ích trong thực hành lâm sàng mà còn trong cả quá trình nghiên cứu. Thực hành lầm sàng, đầu tư viện nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực là ba trụ cột mà Vinmec đang hướng tới trong việc phát triển hệ thống bệnh viện.


Gs. Gustav: Chúng tôi đã chia sẻ và trao đổi một vài vấn đề quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư. Thứ nhất là chiến lược phát triển giữa Vinmec và Zurich trong ngành ung bướu. Do hệ thống y học hạt nhân (như PET) là hệ thống rất phức tạp, không chỉ chụp, chẩn đoán mà còn phải sử dụng cả đồng vị phóng xạ. Vì thế, việc xây dựng khu chẩn đoán đạt chuẩn là một yêu cầu cần thiết. Ngoài ra, chúng tôi cũng chú trọng vào vấn đề giáo dục, đó là làm thế nào để nâng cao được kiến thức về ngành y học hạt nhân. 


Tôi rất chào mừng những y bác sĩ từ bệnh viện Vinmec hay Việt Nam tới Zurich để đem kiến thức từ Zurich về ứng dụng tại bệnh viện, học hỏi các kĩ thuật tiên tiến và truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Tôi cùng các đồng nghiệp vẫn sẽ tới thăm và làm việc cùng bệnh viện.

GS Phú (thứ 2 từ trái sang) và GS Gustav (thứ 3 từ trái sang).

Hai ông có thể đánh giá về vai trò của chẩn đoán sớm trong điều trị ung thư ở Việt Nam so với thế giới?


Gs. Phú: Tầm soát ung thư của Việt Nam hiện tại chưa được chú trọng, chưa có hệ thống. Tầm soát ung thư có nhiều cấp độ, từ khám lâm sàng, xét nghiệm máu, xét nghiệm cơ bản để xác định bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh không, sau đó mới đi sâu vào chẩn đoán bằng các phương tiện hiện đại. Hiện nay các trung tâm mỗi nơi có một thế mạnh riêng, điều quan trọng là phải phát triển thế mạnh của mình từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác và hướng điều trị phù hợp.


Vinmec đang tập trung phát triển thế mạnh của mình, khởi động các chương trình sàng lọc ung thư để xác định được các nhóm nguy cơ, từ đó ứng dụng các thiết bị để có được chẩn đoán sớm chính xác nhất, và có thể điều trị ngay tại Vinmec. Tại đây chúng tôi có điều kiện điều trị ở cả 3 lĩnh vực: hóa trị, phẫu trị và xạ trị, chúng ta sẽ có thể điều trị cho bệnh nhân một cách toàn diện.


Vì vậy, chúng ta cần xây dựng một trung tâm trong từng lĩnh vực nhưng đúng thế mạnh của mình, và với thế mạnh đó chúng ta mới có được kế hoạch điều trị thích hợp. Hiện tại xạ trị vẫn là thế mạnh của Vinmec, năm 2014 đã có một hệ thống xạ trị tiên tiến, tác động tới khối u bằng tia xạ một cách chính xác nhất mà không bị hư tổn những mô lành. Có những vấn đề nữa như khối u không có những hình dạng cụ thể, hay nhưng khối u di động khó chẩn đoán, thì tại Vinmec có đầy đủ hết các kỹ thuật xạ trị, biến liệu, biến thể tích, định vị ba chiều…Sự đầu tư về chẩn đoán hình ảnh là rất quan trọng, bởi nếu chẩn đoán hình ảnh không chính xác thì xạ trị sẽ không chính xác.


Gs. Gustav: Có một hiện trạng là nhiều bệnh nhân thường ra nước ngoài để điều trị, vì vậy chúng ta cần đào tạo nâng cao năng lực để y bác sĩ ở Việt Nam có trình độ như y bác sĩ ở các nước khác, để tất cả bệnh nhân có thể yên tâm điều trị trong nước mà không cần tốn công ra nước ngoài.


Về quy trình điều trị trong ung bướu, bệnh nhân có thể khám hàng năm nhưng vẫn bị sót nguy cơ ung thư, đôi khi sẽ có những kỹ thuật chưa được áp dụng thật sự chính xác. Để giảm thiểu tình trạng này, tại các nước đang phát triển, sẽ có những hội đồng bao gồm các bác sĩ chuyên khoa để có được kết luận chính xác về tình trạng bệnh.


Hai ông có thể chỉ ra vai trò của máy móc và trang thiết bị trong việc khám chữa bệnh? Sẽ như thế nào nếu chúng ta chỉ đầu tư nhiều vào thiết bị công nghệ hiện đại?


Gs. Phú: Chiến lược mà Vinmec đề ra là con người luôn phải được ưu tiên, sau đó mới tới thiết bị, vì nếu các máy móc có hiện đại tới mức nào mà năng lực của y bác sĩ không tới thì cũng không thể sử dụng hiệu quả những thiết bị đó được.


Một bác sĩ khi được đào tạo ở nước ngoài sẽ được tiếp cận với những thiết bị hiện đại, có thời gian để nắm bắt những thông tin cơ bản về máy, các kĩ năng vận hành, tham dự các cuộc hội chẩn ảo… việc này sẽ giúp họ được tiếp cận tối đa với những kĩ thuật công nghệ cao. Bệnh viện cũng có kế hoạch đưa các bác sĩ nội trú mới ra trường đi học tại các môi trường có đội ngũ đào tạo chuyên nghiêọ, tài giỏi để chuẩn bị cho tương lai lâu dài.


Gs. Gustav: Việc đào tạo con người và đầu tư vào thiết bị là hai việc cần phải được tiến hành đồng thời để có được hiệu quả tốt nhất.


Hai ông có thể nêu ưu điểm của hệ thống PET/CT Scanner?


Gs. Phú: Trước hết chúng ta cần biết CT và MRI là những thiết bị chẩn đoán hình ảnh. CT là thiết bị chụp cắt lớp đa lát cắt như 128, hay 256 lát, 640 lát… MRI cũng có nhiều lại như MRI 1.5 Tesla, 3.0 Tesla. Mối loại sẽ đều có chức năng, công năng riêng, cho phép hình ảnh chẩn đoán được hiển thị chính xác.


Máy PET/CT hay PET/MRI thì khác với máy CT hay MRI thông thường, đó là việc sử dụng đồng vị phóng xạ trong quá trình chụp cộng hưởng từ, cho phép thiết bị tiếp cận tới các mô trong cơ thể, ghi lại không chỉ hình ảnh mà cả những hư tổn rõ tới cả mô tế bào. Máy PET/CT ở nước ta có rồi nhưng PET/CT 128 lát cắt hiện tạị chưa có, và sẽ sớm có mặt tại Việt Nam.


Gs. Gustav: Hiện tại ở Việt Nam cũng có một vài thiết bị PET/CT và cũng đã được đưa vào sử dụng một thời gian. Và tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân thì sẽ cần áp dụng các thiết bị phù hợp để giúp thu được hình ảnh chẩn đoán chính xác.


Việc áp dụng những thiết bị hiện đại, tân tiến chuẩn quốc tế như vậy có khiến chi phí khám chữa bệnh tăng lên?


G.s Phú: Giá trị của dịch vụ y tế bao gồm hiệu quả điều trị, sự an toàn trong quá trình điều trị, thời gian điều trị ngắn và sự hài lòng của người bệnh. Khi Vinmec cung cấp các dịch vụ cho bệnh nhân, chúng tôi luôn chú trọng những giá trị này. Vì vậy, đầu tư nhiều trang thiết bị với công nghệ hiện đại thì giá thành cũng sẽ nâng lên, tuy nhiên mức chi phí ấy tương xứng với những giá trị mà bệnh nhân được nhận lại.


Tất nhiên chúng ta cũng cần phải thích ứng với điều kiện của người Việt, khi mà thu nhập chưa cao và đa số người bệnh trông chờ và bảo hiểm y tế. Vinmec không chỉ có những chính sách hướng tới những đối tượng trung lưu mà hiện tại còn có quỹ thiện tâm để hỗ trợ những bênh nhân có thu nhập khó khăn. Với quỹ thiện tâm này, các bệnh nhân sẽ được hưởng những dịch vụ và sử dụng những trang thiết bị hiện đại với thời gian khám chữa bệnh nhanh chóng, và mức hỗ trợ sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh của bệnh nhân. Xu hướng mà Vinmec đang tiếp cận chính là mang tính nhân văn vào cộng đồng, vào giá trị của dịch vụ y tế.


Hiện tại Vinmec đang thay đổi mô hình như một tổ chức phi lợi nhuận. Tất cả những lợi nhuận mà Vinmec tạo ra sẽ không thuộc sở hữu của một cá nhân nào mà sẽ được sử dụng để tiếp tục đầu tư vào chính Vinmec. Đây là một cách nhìn mới trong hướng phát triển của bệnh viện.


Gs. Gustav: Các bạn có thể thấy chi phí khám chữa bệnh cao. Tuy nhiên nếu ban đầu người bệnh chỉ chụp cắt lớp để phát hiện tế bào ung thư, thì phần tổn thương không thể thấy hết được, nếu cứ theo đó mà áp dụng các bước điều trị tiếp theo thì bệnh sẽ không được chữa trị một cách triệt để.


Nhưng nếu ngay từ ban đầu bệnh nhân được chẩn đoán bằng việc sử dụng máyPET/CT hay PET/MRI, thì việc điều trị sau đó sẽ chính xác và hiệu quả hơn. Nên nhìn tổng thể thì chi phí phải bỏ ra là cao nhưng xứng đáng.


Xin trân trọng cảm ơn hai ông!

Nguyệt Anh( thực hiện)/ Báo Tin Tức
Vinmec có thể làm tốt công tác khám, điều trị ung thư
Vinmec có thể làm tốt công tác khám, điều trị ung thư

PGS.TS Lưu Nguyên Hưng là một chuyên gia chuyên nghiên cứu về dịch tễ học phân tử và di truyền ung thư tại Hoa Kỳ. Trong chuyến công tác về Việt Nam, ông đã chia sẻ những suy nghĩ của mình xoay quanh vấn đề nghiên cứu ung thư và đào tạo nhân lực cho chuyên ngành này ở Hệ thống Y tế Vinmec nói riêng và Việt Nam nói chung.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN