Hợp tác quốc tế để theo kịp xu hướng mới của nền giáo dục thế giới

Hoạt động đào tạo giáo dục nghề nghiệp đang đứng trước thách thức từ cách mạng công nghiệp 4.0, dịch COVID-19... Do vậy, để đi tắt đón đầu, các trường nghề Việt Nam đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, nắm bắt cơ hội, nâng cao năng suất lao động và bắt kịp xu hướng thay đổi, phát triển của thế giới.

Chú thích ảnh
Các mô hình học đi đôi với hành tại các trường nghề.

Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp tổ chức tọa đàm: "Hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp: Cơ hội và tiềm năng" vào chiều 15/11 nhằm lấy ý kiến các chuyên gia về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và và thích ứng với những thay đổi sau dịch COVID-19.

Thông qua triển khai các dự án hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp, bà Vũ Lan Hương, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết: Đã có khoảng 5.000 lượt nhà giáo, cán bộ quản lý được đào tạo; Khoảng 200 lượt giáo viên, cán bộ quản lý tham gia các khóa đào tạo nước ngoài (Malaysia, Australia, Đức, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc); 655 nhà giáo được đào tạo theo chương trình chuyển giao từ Australia, Đức, các khóa đào tạo ngắn hạn tại Việt Nam. Tuy nhiên, con số trên vẫn còn khiêm tốn nếu so với sánh với gần 90.000 nhà giáo đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Do vậy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cần cần nhân rộng hiệu quả các mô hình đào tạo, xây dựng đội ngũ nhà giáo nòng cốt.

Về định hướng hợp tác quốc tế thời gian tới, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp. Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; Tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn, hiệp hội khu vực, quốc tế về giáo dục nghề nghiệp và các cuộc thi kỹ năng nghề.

Về nâng cao chất lượng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, một giải pháp mà Tổng cục Giáo dục nghề nghiêp hướng đến là mở rộng quan hệ hợp tác với các nước phát triển trong khu vực và thế giới (đào tạo theo chuẩn quốc tế, xây dựng chuẩn năng lực cho nhà giáo…); đào tạo ở nước ngoài,chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam; đào tạo nâng cao năng lực ngoại ngữ.

Trong khi đó, theo bà Trần Thị Mai Yến, Giám đốc Trung tâm Pháp ngữ châu Á - Thái Bình Dương, từ dự án hợp tác quốc tế “Thúc đẩy hội nhập nghề nghiệp thông qua đào tạo nghề cho giới trẻ Việt Nam, Lào, Campuchia” cho nhiều kinh nghiệp về định hướng công tác đào tạo nghề theo phương pháp tiếp cận năng lực (APC). Khi kết thúc Chương trình REG100 (hỗ trợ thực hiện bởi các đối tác quốc tế là APEFE, WBI, OIF) vào năm 2016, bà Mai Yến cho hay có 470 giảng viên và cán bộ quản lý được đào tạo về APC. Từ năm 2021, chương trình tiếp tục huy động thêm các nguồn lực để đào tạo giảng viên về phương pháp APC, biên soạn các bộ chuẩn, tăng tính tự chủ trong việc phát huy các thành quả sẵn có.

Còn ông Jugen Hartwig, Giám đốc Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam của Tổ chức hợp tác quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ) bày tỏ mong muốn được hỗ trợ Việt Nam tăng cường đổi mới, nâng cao năng lực của hệ thống dạy nghề, từ đó đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, tăng năng suất lao động, tính cạnh tranh để gia nhập thị trường lao động trước bối cảnh dịch COVID-19, cách mạng Công nghiệp 4.0...

Theo ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, trước áp lực cuộc cách mạng công nghiệp 4,0, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cần đẩy nhanh chuyển đổi số, đổi mới phương thức đào tạo. Theo đó, đưa hệ thống giáo dục nghề nghiệp tiếp cận với tri thức, kỹ năng, mô hình, quản lý giáo dục mới. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam cũng cần tranh thủ nguồn lực bên ngoài để theo kịp xu hướng mới của nền giáo dục thế giới. Sự hỗ trợ, hợp tác với tổ chức giáo dục quốc tế, nâng cao năng lực của hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam là rất quan trọng.

Về chất lượng đào tạo, ông Trương Anh Dũng cho rằng, thời gian qua, nhiều học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp có thành tích cao trong kỳ thi tay nghề ASEAN hay của thế giới. 80% học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp có việc làm, thu nhập tốt sau khi ra trường... Chủ sử dụng lao động đánh giá cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp...

Điều này cho thấy việc phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp sư phạm trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn liền với nhu cầu thực tế của Việt Nam là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp phục hồi, giữ ổn định thị trường lao động trong bối cảnh dịch COVID-19 mà sẽ tăng năng suất lao động, tăng cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.

XM/Báo Tin tức
Người dân mất tiền khi bấm vào link giả thông báo nhận tiền Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Người dân mất tiền khi bấm vào link giả thông báo nhận tiền Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tại một số địa phương như Hà Nội, Hưng Yên, đã có người dân mất cảnh giác, truy cập các link lừa đảo và bị kẻ xấu chiếm đoạt thành công tiền trong tài khoản ngân hàng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN