Đề xuất sửa chính sách để công nhân được vay vốn lãi suất thấp, hạn chế tín dụng đen

Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh đã có kiến nghị cần xem xét, sửa đổi hoặc chuyển đổi môi hình từ Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của Tổ chứ Tài chính vi mô.

Chú thích ảnh
Ông Cao Văn Thăng, Chánh văn phòng Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh trả lời các cơ quan báo chí chiều 26/9.

Chiều 26/9, ông Cao Văn Thăng, Chánh văn phòng Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh cho biết, liên quan đến việc hỗ trợ công nhân vay tiền lãi suất thấp tại Tổ chức Tài chính vi mô (quỹ CEP), tại khoản 4, Điều 3, Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định, khách hàng tài chính vi mô cần thỏa các điều kiện: cá nhân thuộc hộ nghèo, cá nhân thuộc hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở khu vực đô thị có mức thu nhập bình quân tối đa 9 triệu đồng/tháng tại thời điểm đề nghị vay vốn… Tuy nhiên, sau khi Thông tư 33/2024/TT-NHNN được ban hành, quỹ CEP đã có kiến nghị với Liên đoàn Lao động Thành phố về một số vướng mắc khi triển khai thực hiện Thông tư, để có báo cáo lên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cụ thể, căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn thành phố, quy định mức thu nhập bình quân tối đa 9 triệu đồng là tương đối khó khăn, hạn chế việc mở rộng cho vay vốn của CEP đối với người lao động nhằm đảm bảo cho công nhân được vay ưu đãi, tránh tiếp cận với “tín dụng đen”. ''Vì vậy, đơn vị đề xuất Thành phố cần tiếp tục có kiến nghị để xem xét, sửa đổi hoặc chuyển đổi mô hình của tổ chức. Làm thế nào để phù hợp với nhu cầu, mong muốn của công nhân, viên chức lao động trên địa bàn đối với tổ chức Công đoàn nói chung và CEP nói riêng”, ông Cao Văn Thăng cho biết.

Chú thích ảnh
Cán bộ nhân viên quỹ CEP tập trung tuyên truyền để người lao động không sập bẫy tín dụng đen.

Liên quan đến vấn đề nguồn quỹ CEP, theo bà Phan Thị Kim Lan, quyền Tổng Giám đốc CEP, với mục tiêu chiến lược “phát triển ổn định, bền vững, đoàn kết, sáng tạo, vượt qua mọi thử thách”, trong thời gian qua, quỹ CEP đã nỗ lực không ngừng công tác hỗ trợ công nhân, lao động nghèo và người có thu nhập thấp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Tính đến hết tháng 6, CEP đang phục vụ cho 340.140 khách hàng là công nhân lao động nghèo với dư nợ là 5.837 tỷ đồng. Ngoài ra, đã có 39.063 lượt công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ thông qua các hoạt động phát triển cộng đồng của CEP với số tiền trên 13 tỷ đồng.

''Sắp tới, quỹ CEP sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thuộc Đề án “CEP của tổ chức Công đoàn tham gia phòng, chống “tín dụng đen” trong công nhân lao động”, nỗ lực triển khai, phối hợp chặt chẽ với các cấp Công đoàn, chính quyền địa phương trong truyền thông, tư vấn, đơn giản tối đa các quy trình, thủ tục nhằm tăng cường tiếp cận phục vụ, trợ vốn kịp thời cho công nhân, lao động nghèo và người có thu nhập thấp; tập trung hoàn thiện hệ thống, tập trung quản lý, kiểm soát công nợ, hoàn thiện quy trình, mẫu biểu tín dụng phù hợp với luật các tổ chức tín dụng và các thông tư hướng dẫn để người lao động dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, tránh sập bẫy tín dụng đen'', bà Phan Thị Kim Lan cho biết thêm. 

Tin, ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Cảnh báo thủ đoạn hoạt động của tội phạm 'tín dụng đen' sử dụng công nghệ cao
Cảnh báo thủ đoạn hoạt động của tội phạm 'tín dụng đen' sử dụng công nghệ cao

Sự chuyển dịch hoạt động của tội phạm “tín dụng đen” từ truyền thống sang kết hợp với công nghệ ngày càng mở rộng; xu hướng tội phạm núp bóng doanh nghiệp, chia thành nhiều bộ phận, sử dụng công nghệ cao thực hiện các hoạt động thanh toán, chỉ hộ, thu hộ, rửa tiền, có đối tượng người nước ngoài điều hành, tham gia đang có chiều hướng gia tăng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN