Đề xuất hạ tuổi hưởng trợ cấp xã hội của người cao tuổi

Ông Đàm Hữu Đắc, Phó Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam cho biết: “Qua tiếp xúc với các chi hội người cao tuổi, bức xúc nhất của người cao tuổi hiện nay là tuổi hưởng trợ cấp xã hội hiện là 80 tuổi quá cao”.

Quang cảnh hội thảo.

Mức hưởng trợ cấp người cao tuổi hiện nay là 270.000 đồng/tháng, tương đương khoảng 9.000 đồng/ngày, chỉ tương đương khoảng một cái bánh mì. Dù thấp nhưng người cao tuổi cảm thấy được an ủi thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Do đó, Hội người cao tuổi Việt Nam đề nghị hạ mức tuổi hưởng trợ cấp xuống 75 tuổi. Đó là đề nghị của ông Đàm Hữu Đắc tại hội thảo đánh giá 5 năm thực hiện Luật Người cao tuổi do Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH) và Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) tổ chức ngày 31/8, tại Hà Nội.


Theo ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, dân số Việt Nam đang già hóa với tốc độ nhanh, năm 2014, tỷ lệ người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm 10,5%, dự báo đạt 20% vào năm 2038. Già hóa dân số đặt ra nhiều thách thức và cơ hội cho phát triển kinh tế- xã hội. Luật Người cao tuổi được Quốc hội thông qua năm 2009 đã tạo khuôn khổ pháp lý bảo đảm quyền và lợi ích của người cao tuổi và là cơ sở để hình thành chính sách và giải pháp đón đầu với một xã hội già hóa trong tương lai.


Sau 5 năm, nhận thức về quyền của người cao tuổi và các quy định của Luật Người cao tuổi được chuyển biến mạnh mẽ. Theo kết quả khảo sát có tới 78% người cao tuổi và 72% đại diện các hộ gia đình có người cao tuổi biết về Luật Người cao tuổi và các quyền của người cao tuổi. Nhờ vậy, quyền của người cao tuổi được đảm bảo tương đối tốt. Hơn 90% người cao tuổi được đảm bảo nhu cầu về ăn mặc, ở; 87,6% được đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe.


Trợ cấp xã hội là một trong các giải pháp bảo đảm đời sống vật chất cho người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi nghèo. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành LĐTBXH và Hội người cao tuổi, hiện có 1,5 triệu người cao tuổi được nhận trợ cấp xã hội. Chính sách này đã có tác động tích cực về mặt vật chất, tinh thần. Trung bình mỗi năm đã tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho hơn 1 triệu người cao tuổi, thăm hỏi động viên hơn 900.000 người cao tuổi khi ốm đâu bệnh tật, tặng quà trong dịp lễ, tết cổ truyền; đặc biệt đối với hộ nghèo, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa.


Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện Luật vẫn còn những hạn chế, nhiều nơi coi là nhiệm vụ riêng của ngành LĐTBXH. Chiế độ miễn giảm phí giao thông, du lịch, tham quan, các công trình xây dựng phục vụ cho người cao tuổi chưa thực hiện kịp thời. Hoạt động khám chữa bệnh ban đầu cho người cao tuổi ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ người cao tuổi đến khám, chữa bệnh được lập hồ sơ quản lý sức khỏe tại tuyến cơ sở còn thấp. Người cao tuổi gặp khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế khi ốm đau, bệnh tật.


Do đó, Bộ LĐTBXH và UNFPA đề nghị tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến thực hiện Luật Người cao tuổi. Các cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở cần xác định rõ ràng trách nhiệm trong việc thực hiện, chính sách, pháp luật đối với người cao tuổi; nhân rộng các mô hình can thiệp, nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm tốt ở địa phương cơ sở như CLB liên thế hệ tự giúp nhau. Đồng thời, các cấp bộ ngành, địa phương cần bảo đảm nguồn lực cho thực hiện luật, cần ưu tiên nguồn lực cho hoạt động về người cao tuổi, của Ban công tác Người cao tuổi, Ban Đại diện Hội người cao tuổi.


Xuân Cường
Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cùng Vinamilk
Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cùng Vinamilk

Trong tháng 7 và đầu tháng 8, Vinamilk tiếp tục hưởng ứng chiến dịch Quốc gia về Người cao tuổi giai đoạn 2014 – 2020 trong công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò Người cao tuổi; đồng thời thực hiện tuyên truyền cho người cao tuổi về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN