Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 trên Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tối 23/7, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão (tên quốc tế là COMAY), trở thành cơn bão số 4 trên Biển Đông.

Chú thích ảnh
Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 4 trên Biển Đông. Ảnh: KTTV

Hồi 19 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 15km/h.

Đến 7 giờ ngày 24/7, vị trí tâm bão trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất cấp 10-15, bão di chuyển theo hướng Nam Tây Nam với tốc độ khoảng 10 - 15 km/h và có khả năng mạnh thêm. Khu vực chịu ảnh hưởng là vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Đến 19 giờ ngày 24/7, bão trên vùng biển phía Đông của Bắc Biển Đông, di chuyển theo hướng Nam Đông Nam với tốc độ khoảng 5 - 10 km/h. Sức gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 11. Khu vực chịu ảnh hưởng là vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Đến 19 giờ ngày 25/7, bão trên vùng biển phía Bắc của đảo Luzon (Philippines), di chuyển theo hướng Đông Bắc với tốc độ khoảng 20 - 25 km/h và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Sức gió mạnh nhất cấp 7, giật cấp 9. Khu vực chịu ảnh hưởng là vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Đến 19 giờ ngày 26/7, bão trên vùng biển phía Đông của  đảo Đài Loan, di chuyển theo hướng Đông Bắc với tốc độ khoảng 15-20 km/h và suy yếu thành một vùng áp thấp. Sức gió dưới cấp 6.

Do tác động của bão, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, sóng cao 3-5m, biển động rất mạnh.

Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Cùng với đó, thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 19 giờ 40 phút ngày 23/7 đến 12 giờ 40 ngày 24/7, khu vực tỉnh Phú Thọ tiếp tục có mưa với lượng mưa tích luỹ phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 90mm. Nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các xã/phường: Mường Hoa; Bản Nguyên, Cự Đồng, Đà Bắc, Đào Xá, Lai Đồng, Long Cốc, Mai Châu, Mai Hạ, Mường Bi, Mường Thàng, Ngọc Sơn, Pà Cò, Phùng Nguyên, Quyết Thắng, Tam Nông, Tân Lạc, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Thọ Văn, Thung Nai, Toàn Thắng, Tu Vũ, Vân Sơn, Võ Miếu, Xuân Đài.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy cấp 1.

Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế - xã hội.

Cơ quan khí tượng thủy văn kiến nghị các cơ quan chức năng tại địa phương lưu ý rà soát các điểm nghẽn dòng, các vị trí xung yếu trên địa bàn để có biện pháp phòng tránh, ứng phó.

Từ 16 giờ đến 19 giờ ngày 23/7, khu vực tỉnh Phú Thọ đã có mưa vừa, mưa to như Trung Hoà 83,6mm, Phú Vinh 54mm,...

Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc tỉnh Phú Thọ đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Thắng Trung (TTXVN)
Bộ đội biên phòng Nghệ An giúp dân chống bão số 3
Bộ đội biên phòng Nghệ An giúp dân chống bão số 3

Tỉnh Nghệ An có hơn 80 km đường bờ biển và hơn 460 km đường biên giới tiếp giáp với Lào. Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha), những ngày qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã chủ động triển khai nhiều biện pháp cấp bách, nỗ lực bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trên hai tuyến biên giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ

Các đơn vị thông tin của TTXVN