Đó là ý kiến của các chuyên gia, những nhà quản lý tại hội thảo “Đa dạng văn hóa trong các chương trình phát triển ở cộng đồng dân tộc thiểu số” do Nhóm tổ chức làm việc về dân tộc thiểu số (EMWG) tổ chức tại Hà Nội, ngày 13/8.
Chị Hồ Thị Bụi, dân tộc Pa cô giới thiệu về văn hóa dân tộc mình qua chương trình Photovoice. |
Trong những năm qua, Nhà nước đã chú trọng đầu tư nhiều dự án phát triển
giáo dục, y tế, hạ tầng cơ sở... ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền
núi. Tuy nhiên, để các dự án này phát huy hiệu quả, cần chú trọng phát
huy vai trò của yếu tố văn hóa bản địa.
Đơn cử như trong lĩnh vực giáo dục, Tổ chức Plan và
Save the Children (Cứu giúp Trẻ em) đang triển khai mô hình hỗ trợ dạy trẻ em mẫu giáo và
tiểu học với bộ tài liệu và học cụ (trò chơi, truyện tranh, xếp hình...)
dựa trên văn hóa bản địa tại Hà Giang, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Ninh,
Quảng Trị, Yên Bái, Lào Cai... Đánh giá ban đầu cho thấy, thực hiện
theo mô hình này, trẻ em tiếp thu nhanh hơn, tích cực tham gia các hoạt
động học tập.
Đại diện Unicef cho biết, các mô hình hỗ trợ của
tổ chức này tại Lào Cai, Gia Lai, Trà Vinh cũng cho thấy, việc sử dụng
các mô hình dựa trên văn hóa bản địa, sử dụng ngôn ngữ bản địa dạy cho
trẻ em mẫu giáo, tiểu học triển khai từ năm 2006 đến nay mang lại hiệu
quả rõ rệt, dựa trên số trẻ ra lớp và lên lớp cao hơn. Chính vì vậy,
theo các chuyên gia, tại vùng dân tộc cần tạo nguồn lực là giáo viên tại
chỗ, đặc biệt giáo viên dân tộc thiểu số; văn hóa bản địa cần được đưa
vào chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.
Các
chuyên gia cũng cho rằng, việc đào tạo nguồn nhân lực từ đồng bào dân
tộc thiểu số có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội.
Tin, ảnh: X.C