Thuật toán và quyền mưu

Đã có nhiều cuốn sách viết từng vấn đề riêng lẻ về những tinh hoa triết học và mưu lược của người xưa, nhưng chưa có cuốn sách nào tổng hợp được toàn diện và phong phú, có minh họa súc tích, dẫn chứng cụ thể, dễ hiểu như cuốn “Thuật toán và Quyền mưu” do Đỗ Hoàng Linh biên soạn.


Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm của nhân loại, không chỉ ở Trung Quốc, phương Đông mà các tướng lĩnh, chuyên gia quân sự, các chính khách, các nhà kinh doanh phương Tây cũng nghiên cứu, vận dụng các lý luận triết học phương Đông, đặc biệt là 13 thiên của Binh pháp Tôn Tử và 36 kế sách của sách Thiên Vũ kinh vào thực tế trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao,… và thu được những thành công ngoài mong đợi.

Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, ông cha ta đã nghiên cứu các sách lược của người xưa, đúc rút thành các sách lược phù hợp với từng hoàn cảnh lịch sử làm tài liệu huấn luyện quân đội, dân binh và lãnh đạo chiến tranh giành thắng lợi.

Những tư tưởng triết học, binh pháp, kế sách, đó lại càng có giá trị trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa quan hệ với các nước trên thế giới, với sự du nhập của văn hóa phương Tây cùng với tình hình an ninh chính trị trên thế giới và trong khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp. Việc nghiên cứu các quy luật âm dương, ngũ hành, các thuật phong thủy, thuật đắc nhân tâm, thuật nhân tướng học, các kế sách và binh pháp…, tức những gì tinh túy nhất của tư tưởng văn hóa triết học Đông phương để áp dụng vào các lĩnh vực phong phú của cuộc sống xã hội hiện nay, đang được khá nhiều người quan tâm và nghiên cứu.


Cuốn sách gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về triết học phương Đông và Thuật toán; Phần 2: Một số Binh pháp nổi tiếng; Phần 3: Kế sách và Quyền mưu và Phụ lục. Nhằm giúp bạn đọc tiếp cận được tinh hoa trí thức nhân loại của nền triết học phương Đông, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông trân trọng giới thiệu cuốn sách “Thuật toán và Quyền mưu”.


Nhận xét học sinh bằng “khuôn mẫu”
Nhận xét học sinh bằng “khuôn mẫu”

Khi thực hiện Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT về Quy định đánh giá học sinh tiểu học, thay vì chấm những điểm số (7, 8, 9,10) như trước đây, giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng những lời nhận xét.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN