Theo PTS Võ Văn Chi, trong cuốn “Cây rau làm thuốc”, rau mồng tơi có vị chua, tính lạnh, có tác dụng hoạt trường, thông đại tiện, làm dễ đẻ, trị táo bón.
- Bài thuốc trị táo bón: Rau mồng tơi, ngọn rau lang, rau đay, rau má mỗi thứ 50g thái nhỏ, sắc với 600ml nước, đun cạn còn khoảng 200ml uống 1 lần, hoặc dùng nấu canh ăn.
- Bài thuốc thanh nhiệt, giải độc: Nấu mồng tơi theo nhiều cách, ví dụ: Nấu canh với cua, với rau đay, mướp...
- Bài thuốc giúp da tươi nhuận, hồng hào: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn với vừng đen đã rang, tán bột.
- Chữa khí hư, suy nhược: 1 con gà ác, 1 nắm lá mồng tơi, 1 nắm đậu đen ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Ăn 1- 2 lần/tuần.
- Chữa đau nhức khớp do phong thấp: Lấy 50 - 100 g rau mồng tơi (cả cây) hầm với móng giò, cho thêm ít rượu. Dùng món ăn này với cơm.
- Phụ nữ sắp sinh nên ăn rau mồng tơi để làm cho các bắp thịt cơ bụng khỏe thêm.
Sau khi sinh, ít sữa nên ăn rau mồng tơi để cho có nhiều sữa.
Tuy nhiên, vì mồng tơi có tính mát lạnh, người hay bị lạnh bụng, đi ngoài nên cẩn thận.
Quả mồng tơi cũng có thể dùng nước sắc để chữa đau mắt. Hạt mồng tơi bỏ vỏ, tán nhỏ, hòa với mật ong bôi lên mặt thì da mặt tươi sáng, mịn màng.
M.M