Pháp có thể điều bộ binh tới Iraq

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết việc triển khai lực lượng Pháp trên bộ tại Iraq để chiến đấu với lực lượng IS có thể là một phần của nỗ lực quốc tế nhằm ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố trong khu vực.

Trả lời câu hỏi của đài Europe 1 về khả năng Paris điều binh sĩ tác chiến trên bộ tới Iraq, ông Le Drian nói: "Chúng tôi sẽ không nói rõ cách thức chúng tôi hành động; hãy chờ xem điều gì xảy ra. Pháp ở trong liên minh quốc tế được phác thảo tại hội nghị thượng đỉnh NATO tuần trước và liên minh này đang trong quá trình hình thành".

Tại một hội nghị của NATO hôm 5/9, Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng nước này "sẵn sàng hành động vì có cơ sở chính trị và sự tôn trọng luật pháp quốc tế".

Một phiến quân IS tại thành phố Mosul, Iraq hồi tháng 6. Ảnh: Reuters


Nga hoài nghi đề xuất của NATO

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết nước này hoài nghi trước đề xuất của NATO về thành lập một liên minh quốc tế để đối phó với nhóm IS ở Trung Đông.

Ông Lavrov khẳng định "liên minh được thành lập trên cơ sở lợi ích của 1 nhóm nước sẽ không thể thành công", đồng thời lưu ý rằng liên minh này dựa trên lợi ích của một số nước nhất định và có ý đồ vô hiệu hóa mối đe dọa từ IS bằng ý thức hệ và tư tưởng đối đầu.

Theo Ngoại trưởng Lavrov, Moskva lo ngại rằng Mỹ có thể không kích Syria mà không có sự cho phép của Damascus và làm suy yếu quân đội của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ngoại trưởng Nga cũng nhấn mạnh Moskva sẵn sàng hợp tác với Phương Tây để chống chủ nghĩa cực đoan "vì chúng tôi là thành viên có trách nhiệm của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, chứ không phải vì chúng tôi đầu hàng trước những tối hậu thư".

Tại hội nghị thượng đỉnh của NATO ở xứ Wales hôm 4/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố "các đồng minh và đối tác của NATO đã sẵn sàng tham gia một nỗ lực quốc tế quy mô lớn để chiến đấu chống lại mối đe dọa (IS)".

Rome, Italy có thể trở thành mục tiêu

Ngày 9/9, trong buổi tường trình trước Quốc hội Italy, Bộ trưởng Nội vụ nước này Angelino Alfano đã cảnh báo rằng, với danh nghĩa là "cái nôi" của Thiên Chúa giáo, Italy và Roma có khả năng sẽ là những "mục tiêu" không thể bỏ qua của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Tuy nhiên, ông Alfano cũng nói thêm rằng cho đến giờ phút này "vẫn chưa có bằng chứng điều tra về các mạng lưới khủng bố tại Italy" nhất là từ cộng đồng người nhập cư.

Thủ lĩnh của IS Abou Bakr al-Baghdadi, kẻ được coi là "Hoàng tử của Nhà nước Hồi giáo", hôm 2/7 đã đe dọa rằng Rome sẽ trở thành mục tiêu tấn công của nhóm này. Trong một thông điệp âm thanh phát trên trang điện tử của "chiến binh Hồi giáo", Baghdadi đã kêu gọi những người Hồi giáo hãy "chiếm lấy Rome và cả thế giới".

Ngoại trưởng Italy Federica Mogherini, người vừa được bổ nhiệm làm Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), đã chỉ đích danh IS là "mối đe dọa cho các nước châu Âu và NATO" và kêu gọi các nỗ lực chung để đối mặt với thách thức này.




T.N
Iran bắt giữ 3 người nước ngoài liên quan tới IS
Iran bắt giữ 3 người nước ngoài liên quan tới IS

Iran đã bắt giữ 3 người nước ngoài tình nghi có kế hoạch tham gia tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) ở quốc gia láng giềng Iraq.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN