Ông Putin gặt hái thành công ngoại giao với SCO

Theo nhận định ngày 10/7 của tờ "Thời báo Tài chính" (Anh), việc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vừa kết nạp thêm 2 thành viên mới gồm Ấn Độ và Pakistan, là một thành công rất đáng kể về ngoại giao của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Điều này cho thấy lệnh trừng phạt, cấm vận của phương Tây không thể cô lập Nga trên trường quốc tế.

Tại hội nghị thượng đỉnh do Liên bang Nga đăng cai ở thành phố Ufa, các nhà lãnh đạo SCO đã quyết định kết nạp thêm Ấn Độ và Pakistan làm thành viên. Belarus được hưởng quy chế quan sát viên và có thể trở thành viên đầy đủ trong thời gian tới. Các nhà lãnh đạo SCO cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với đơn xin gia nhập của Iran.

Lãnh đạo các nước thành viên SCO tại Hội nghị. Ảnh: AFP/TTXVN


SCO có thể sẽ khởi động tiến trình xem xét đơn gia nhập của Iran vào đầu năm 2016 sau khi Tehran đạt được thỏa thuận toàn diện và lâu dài về hạt nhân với nhóm P5+1 (5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức). Trong khi đó, Azerbaijan, Armenia, Campuchia và Nepan được xác định là "đối tác đối thoại" của SCO.

Khi mới thành lập, SCO chỉ có 6 thành viên, gồm Trung Quốc, Nga và 4 nước Trung Á. Tuy nhiên, theo tờ "Thời báo Tài chính", SCO có thể sẽ được mở rộng thành một tổ chức hợp tác an ninh và hội nhập kinh tế với sự tham gia của các nước từ Đông Âu đến Đông Nam Á. Đây là một khu vực rộng lớn mà cả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) khó có thể áp đặt ảnh hưởng của mình. Việc SCO kết nạp thêm thành viên diễn ra trong bối cảnh Nga đang tìm cách thiết lập một trật tự an ninh mới trên phạm vi toàn cầu.

Chiến lược phát triển SCO đến năm 2025, được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh của tổ chức này nêu rõ các nước SCO ủng hộ việc đảm bảo an ninh cho các nước không có vũ khí hạt nhân.

Văn kiện trên có đoạn: "Các nước thành viên ủng hộ sớm đưa vào hiệu lực Nghị định thư cho mỗi bên về việc bảo đảm an ninh cho khu vực phi vũ khí hạt nhân ở Trung Á, ký kết hiệp ước quốc tế đa phương về bảo đảm an ninh cho các nước không có vũ khí hạt nhân, ủng hộ lời kêu gọi tất cả cường quốc hạt nhân từ bỏ vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ các nước khác".

Trong bản Tuyên ngôn được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh Ufa, các nước thành viên SCO cũng nhắc lại cam kết của mình về tuân thủ đầy đủ các quy định của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, giải trừ quân bị hạt nhân và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân hòa bình.

Trước đó, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan đã ký kết thỏa thuận về khu vực phi vũ khí hạt nhân ở Trung Á, có hiệu lực từ ngày 21/3/2009. Các nước ký văn kiện này cam kết loại bỏ dần các nghiên cứu, phát triển, lưu trữ, sản xuất, tàng trữ, mua lại quyền kiểm soát bất kỳ loại vũ khí hạt nhân hay thiết bị nổ hạt nhân khác.

TN (Theo Sputnik)
SCO thông qua Chiến lược phát triển đến năm 2025
SCO thông qua Chiến lược phát triển đến năm 2025

SCO lần thứ 15 đã bế mạc với việc thông qua gói văn kiện, trong đó có Tuyên bố chung Ufa và Chiến lược phát triển SCO đến năm 2025; Chương trình hợp tác chống khủng bố, chủ nghĩa li khai và chủ nghĩa cực đoan giai đoạn 2016-2018.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN