Ung thư đại tràng và trực tràng là loại ung thư đứng hàng đầu ở nam và đứng hàng thứ tư trong các loại ung thư ở nữ. Các bác sĩ chắc chắn một điều rằng ung thư đại tràng không phải là một bệnh lây. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng bao gồm: ăn nhiều chất mỡ, trong gia đình có người ung thư đại tràng, viêm loét đại tràng mãn tính.
Chế độ ăn giàu chất béo có thể dẫn đến ung thư đại tràng. Vì ung thư đại tràng được cho là do các sản phẩm chuyển hóa chất béo gây ra ung thư. Còn chế độ ăn nhiều rau quả và giàu chất xơ như các loại hạt, bánh mì, ngũ cốc có thể làm giảm nguy cơ ung thư do đào thải các chất có khả năng gây ra ung thư.
Bên cạnh đó, nền tảng di truyền của một người là một yếu tố quan trọng trong nguy cơ bị ung thư đại tràng. Ở những gia đình có người bị ung thư đại tràng thì những người trong gia đình thường bị ung thư đại tràng sớm hơn. Nhiễm sắc thể là nơi chứa thông tin di truyền từ cha, mẹ của mỗi người. Bình thường, các nhiễm sắc thể mạnh khỏe sẽ kiểm soát sự phát triển của tế bào. Khi nhiễm sắc thể bị tổn thương, các tế bào tăng trưởng loạn xạ, không thể kiểm soát được, kết quả là tạo ra một khối mô thừa (gọi là polyp). Các polyp này ban đầu là lành tính. Theo thời gian, các polyp lành tính có thể bị tổn thương nhiễm sắc thể và biến thành ung thư.
Viêm loét đại tràng mãn tính lâu ngày cũng dễ gây ung thư. Với những trường hợp đã trải qua 10 năm bị viêm loét đại tràng, nguy cơ ung thư đại tràng rất cao.
MBT