Mỹ sử dụng kế hoạch Anaconda chống Nga

Theo đài "Tiếng nói nước Nga", LB Nga cả trong lịch sử cũng như về địa chính trị đều ngăn phương Tây thực thi dự án thao túng thế giới của mình.


Và như vậy, phải làm gì với Nga? Có 3 cách đối phó. Cách đầu tiên là tiến hành cuộc chiến trực tiếp. Tuy nhiên gây chiến trong bối cảnh Nga sở hữu vũ khí hạt nhân là một sai lầm. Kịch bản như vậy nhiều khả năng không xảy ra. Như vậy chỉ còn lại 2 phương án phi quân sự.


Phương pháp đầu tiên là giải phóng từ bên trong, một hình thức cải tổ. Tuy nhiên theo Phó Tổng giám đốc Trung tâm ý nghĩa và tư tưởng khoa học chính trị, tiến sĩ khoa học lịch sử Vardan Baghdasaryan, "sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử tổng thống năm 2012, kịch bản này cũng phải gác lại".


Phương thức thứ 3, theo lời chuyên gia Baghdasaryan, là chiến lược gây sức ép địa chính trị, hiện được phương Tây sử dụng để chống Nga.


Ông Baghdasaryan bình luận: "Có thể nói đó là chiến lược gây sức ép địa chính trị. Trong địa - chính trị còn gọi là kế hoạch 'Anaconda'. Ban đầu nó được (Ronal) Reagan sử dụng khi cùng lúc áp dụng nhiều yếu tố gây sức ép với Liên Xô: giảm giá dầu, gây sức ép trong các sự kiện tại Ba Lan, trong sự kiện tại Afghanistan, thông tin sai về công nghệ. Và hiện nay Nga cũng bị ép như vậy. Nghĩa là kích bản bóp nghẹt địa chính trị một lần nữa tái hiện". Trong kịch bản lần này là các sự kiện tại Ukraine và các biện pháp trừng phạt chống Nga.


Duy Trinh (PV/TTXVN tại Nga)

Vũ khí dầu trong cuộc chiến toàn cầu của Mỹ-Kỳ cuối: Đối đầu với Nga
Vũ khí dầu trong cuộc chiến toàn cầu của Mỹ-Kỳ cuối: Đối đầu với Nga

Cách tiếp cận bằng vũ khí dầu dường như đang định hướng chính sách của Mỹ đối với Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN