Một người đàn ông đột tử vì ăn mỳ tôm

Đài vệ tinh Quảng Đông (Trung Quốc) ngày 20/08 đưa tin: Một người đàn ông Đài Loan 48 tuổi sau 3 tháng đều ăn 3 bữa mỳ tôm, đột nhiên huyết áp tăng và đột tử. Thông tin này gây chấn động lớn lớn với người tiêu dùng Trung Quốc.

 

Đài Loan: Một người đàn ông đột tử vì ăn mỳ tôm
Những hình ảnh được cắt ra từ clip thông tin 1 người đàn ông

 tử vong doăn mỳ tômcủa đài Quảng Đông (Trung Quốc)

 
 
Các trang mạng nối tiếng lần lượt gửi đi thông tin này và tạo ra sự phản ứng mãnh liệt của fan mạng. Trên trang mạng dẫn lại thông tin năm ngoái một cô gái đang tập trung thi nghiên cứu sinh, mải ăn mỳ tôm tiết kiệm thời gian nên gây ra ung thư dạ dày, hậu quả cũng thiệt thân.
 
Phần lớn mỳ ăn liền có hàm lượng muối cao, giá trị dinh dưỡng không cao nhưng lại hàm chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia. Trong đó, thành phần chính của mì gói là tinh bột, muối, bột ngọt, dầu ăn, lượng nhỏ vitamin, chất xơ, đạm và khoáng chất, nhưng lại giàu sodium (natri).
 
 
 
Các chuyên gia y tế khuyên không nên cho toàn bộ gói điều vị vào bát mì
Các chuyên gia y tế khuyên không nên cho toàn bộ gói điều vị vào bát mì

 

Bà Tăng Tinh, Phó chủ nhiệm khoa dinh dưỡng tổng bệnh viện quân đội tỉnh Quảng Đông cho biết, một gói mỳ tôm bán trên thị trường thường chứa 2.930mg sodium. Sodium là chất có trong muối ăn, rất cần thiết với sức khỏe con người vì nó tham giao vào quá trình chuyển hóa. Thông thường, cơ thể chúng ta cần hấp thụ khoảng 2.000mg sodium/ngày, tức là một gói mỳ tôm đã thừa đủ lượng sodium, nếu liên tục ăn quá nhiều mý tôm sẽ gây ra thừa sodium. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như tăng huyết áp, ung thư dạ dày, ung thư thực quản vv.

 

Chính vì lý do trên, chuyên gia dinh dưỡng và y tế khuyến cáo, chúng ta không nên ăn nhiều mỳ tôm. Nếu phải ăn thì không nên bỏ toàn bộ gói điều vị trong đó và cũng không nên húp hết nước mỳ tôm.

 

 

Theo dantri.com.vn

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN