Lễ bỏ mả độc đáo của tộc người Raglai đã được tái hiện tại tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Người Raglai quan niệm rằng: Có hai thế giới song song tồn tại là thế giới của người sống và thế giới của người đã khuất,, trong suốt thời gian này, người nhà phải qua lại thăm viếng, tiếp tế thức ăn, vật dụng cho người chết. Vì thế phải làm lễ bỏ mả để chấm dứt mối quan hệ này.
Lễ bỏ mả của người Raglai thường tổ chức vào khoảng tháng 4 dương lịch, khi thời tiết vẫn còn tạnh ráo, có thể lên rừng, ra nhà mồ làm lễ cúng và di chuyển ngoài trời thuận tiện.
Theo luật tục, trong lễ Bỏ mả phải có 3 thày cúng, biểu thị cho ba phần của cơ thể: đầu, mình, chân. Thầy cúng chính luôn đứng ở chính giữa hai người khác gọi là vị Yanuh jalat (người chỉ đường, chỉ thức ăn, đồ uống… cho ma). |
Cây “gậy thần” (gai toah ) được làm từ ngày có người chết, lại đem ra sử dụng. |
Để chuẩn bị tổ chức lễ việc dựng mới nhà mồ có ka-go, gia chủ phải chuẩn bị lễ vật là 3 ché rượu cần, heo, một con bò hoặc con trâu, gà, vịt và những sản vật của địa phương để cúng trong 3 ngày. |
Ka-go đặt trên sạp để cúng với những lễ vật trong ngày đầu : cơm, hạt nổ, bánh trái, gà, trầu cau, rượu… |
Ngày thứ hai được xem là ngày lễ quan trọng, trong ngày này bà con hàng xóm láng giềng cùng đến ăn bữa cơm để chia tay người chết. |
Thầy cúng cùng đoàn người thân trong gia đình đến nhà mồ khóc tế, múa Mã la (cồng chiêng) để rước hồn người chết về nhà ăn cơm. Lễ này được xem là quan trọng nhất, tất cả mọi người phải tham gia đông đủ để gặp gỡ và chia tay người chết lần cuối cùng. Mọi người cùng ăn uống, nhảy múa, ca hát bên đống lửa và ché rượu cần cho đến sáng hôm sau. |
Ngày thứ ba được xem là ngày chia tay vĩnh viễn người chết. Mọi người khiêng lễ vật ra nhà mồ, bày lễ vật ra xung quanh. |
Mọi người đứng xung quanh nhà mồ khấn vái để chia tay linh hồn người chết. |
Trong ngày này bao giờ cũng diễn ra tập tục của người Raglai, đó là nghi lễ tiễn Ka-go, chia của cải cho người chết. |
Lễ bỏ mả có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của tộc người Raglai. |