Kinh nghiệm cho sinh viên vay vốn

Với chủ trương tiếp tục tập trung nguồn lực cho việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới, Chương trình tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên (HSSV) theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ đã thực sự đi vào cuộc sống. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về chương trình tín dụng này, chúng tôi xin trích giới thiệu bài viết của ông Đào Anh Tuấn, Giám đốc Ban Học sinh sinh viên và các đối tượng chính sách khác, thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).

Chương trình đặc thù

Quyết định 157/2007/QĐ-TTg là một chính sách đúng đắn, thể hiện sự ưu việt của Đảng và Nhà nước ta và có ý nghĩa to lớn góp phần tạo sự bình đẳng về học tập trong xã hội, tạo cơ hội rộng mở cho con em các hộ gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn thực hiện được ước mơ học tập của mình.

Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân cho vay tại điểm giao dịch xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Trần Việt - TTXVN


Ngoài những đặc điểm chung về tín dụng ưu đãi của Chính phủ, đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác mà NHCSXH đang triển khai thực hiện cho vay các chương trình như ưu đãi về thủ tục, lãi suất, phương thức phục vụ…, Chương trình tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn còn có những đặc điểm mang tính đặc thù riêng đó là:

Thứ nhất, phương thức cho vay chủ yếu thông qua hộ gia đình (trừ HSSV mồ côi) nên người vay không phải là người trực tiếp sử dụng vốn vay.

Tính đến ngày 31/7/2014, tổng dư nợ Chương trình tín dụng HSSV đạt 34.376 tỷ đồng (tăng 118 lần so với thời điểm bắt đầu thực hiện Chương trình theo Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), với 1.810.166 HSSV được vay vốn, số hộ gia đình còn dư nợ là 1.271.209 hộ, doanh số cho vay đạt 1.798 tỷ đồng, doanh số thu nợ là 4.679 tỷ đồng.

Thứ hai, chương trình tín dụng chính sách có tính xã hội hóa rất cao, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân từ Trung ương đến địa phương tham gia thực hiện từ việc tổ chức huy động vốn đến việc tổ chức cho vay, thu hồi nợ khi đến hạn.

Thứ ba, cho vay HSSV là cho vay tiêu dùng (vay để hỗ trợ chi phí cho việc nộp học phí, ăn, ở, đi lại, mua sắm dụng cụ học tập…). Mức cho vay cao hơn so với chương trình tín dụng khác mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay. Trong khi các chương trình tín dụng khác vay trên 30 triệu đồng thì phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

Thứ tư, giải ngân nhiều lần theo từng kỳ học, mức cho vay được Chính phủ điều chỉnh phù hợp với giá cả thị trường, tình hình thực tế và mức học phí.

Thứ năm, lãi suất luôn theo hướng ưu đãi hơn so với một số chương trình khác. Trong thời gian đang theo học tại các trường cộng với một năm khi ra trường HSSV chưa phải trả nợ, trả lãi tiền vay, trường hợp người vay trả nợ trước hạn được giảm lãi.

Thứ sáu, đối tượng thụ hưởng chương trình được mở rộng, ngoài HSSV con em hộ nghèo còn có HSSV là con hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật, HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú; bộ đội xuất ngũ và lao động nông thôn có nhu cầu vay vốn để học nghề.

Huy động sức mạnh tổng hợp


Từ khi thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV đến nay, sau 7 năm triển khai, Chương trình đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được cấp ủy, chính quyền địa phương và đặc biệt là con em hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn rất đồng tình ủng hộ. Nhà nước đã dành một phần nguồn lực để cung cấp tín dụng ưu đãi cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập trong thời gian theo học tại các trường chuyên nghiệp và dạy nghề, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi người đều có cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho sự phát triển của đất nước.

Đây là một chương trình tín dụng chính sách có tính nhân văn sâu sắc, tính xã hội hóa cao, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân từ Trung ương đến địa phương cùng tham gia thực hiện từ khâu tạo lập, huy động nguồn vốn đến việc tổ chức cho vay, thu hồi và xử lý nợ. Chương trình cũng đã tạo sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, tạo sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, trực tiếp là 4 tổ chức Hội: Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tạo thành sức mạnh của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần thực hiện xã hội hóa công tác cho vay, dân chủ, công khai trong việc bình xét về đối tượng thụ hưởng cũng như quản lý, sử dụng vốn vay.

Sự tham gia tích cực của các tổ Tiết kiệm và vay vốn từ việc bình xét, xác nhận đối tượng, hướng dẫn thủ tục vay, đến việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ tiền vay khi đến hạn. Đảm bảo công khai, minh bạch, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình triển khai chủ trương, chính sách đồng thời thường xuyên tuyên truyền để người vay nâng cao ý thức, phát huy hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay.

Đào Anh Tuấn
Ngày hẹn của ngân hàng với người nghèo
Ngày hẹn của ngân hàng với người nghèo

Cứ đúng ngày hẹn, cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội lại có mặt tại những điểm giao dịch ở nhiều thôn, bản vùng sâu vùng xa của tỉnh Đắk Lắk, dù đó là thứ bảy hay chủ nhật, để giúp bà con vay vốn thoát nghèo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN