Rừng là chỗ dựa của đồng bào Là người có nhiều năm nghiên cứu về Tây Nguyên, nhất là giai đoạn được bà con nuôi giấu những năm cách mạng, tôi đã có cơ hội hiểu sâu về đơn vị tổ chức duy nhất và cơ bản nhất của người dân tộc thiểu số ở đây. Trong tác phẩm “Làng” đã thể hiện cuộc sống người dân sống gắn bó với rừng, các tộc người như Gia Rai, Ê Đê từ bao đời nay dựa vào rừng để sinh sống. Mỗi cộng đồng người dân tộc Tây Nguyên muốn tồn tại đều cần có 4 yếu tố rừng: Rừng cư trú là nơi họ cải tạo một vùng rừng trở thành buôn, bản để cư trú. Rừng sản xuất, đó là các khoảnh đất mà hoạt động làm rẫy sẽ xảy ra ở đây, cung cấp lương thực cho cộng đồng. Rừng sinh hoạt, là nơi họ tới để tìm kiếm những nguyên liệu phục vụ cuộc sống (ngoài lương thực), ví dụ cây mây làm dây buộc dựng nhà, mật ong… Rừng thiêng, hay còn gọi là rừng tâm linh, nơi họ quan niệm rằng các thần linh ngự trị và rừng này không được phép xâm phạm. Nhà văn Nguyên Ngọc Còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại Nguyên nhân khách quan của tình trạng các lâm trường hoạt động kém hiệu quả là do nhiều nông, lâm trường hoạt động trên địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hạ tầng kinh tế - xã hội thấp; sản xuất phụ thuộc nhiều vào địa hình và khí hậu, thời tiết. Nhưng nguyên nhân chủ quan là nhận thức của nhiều cấp, ngành về mục đích, yêu cầu và nội dung Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị chưa đầy đủ, chưa đúng vị trí, vai trò của nông, lâm trường, còn tư tưởng coi nhẹ, tránh né. Một bộ phận lãnh đạo nông, lâm trường muốn duy trì cơ chế cũ, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không chủ động tháo gỡ khó khăn, đổi mới quản lý, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh. Một số cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, chưa phù hợp thực tế, chưa tạo được chuyển biến căn bản về cơ chế quản lý, quản trị doanh nghiệp. Năng lực, trình độ cán bộ quản lý trong một số công ty chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu sự phối hợp với địa phương để giải quyết, tháo gỡ khó khăn đối với các trường hợp tranh chấp, lấn chiếm đất đai, chuyển giao đất, rừng về địa phương quản lý. Tổ chức, chỉ đạo triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Nghị quyết của một số bộ, ngành và địa phương chưa quyết liệt, phối hợp thiếu đồng bộ, còn hiện tượng khoán trắng cho cơ quan chuyên môn. Ông Phạm Quốc Doanh, Phó Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Chính phủ |