Góp phần giảm gánh nặng viện phí với cộng đồng

Ngày 13/8 vừa qua, Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã tổ chức cuộc hội thảo về “Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2011-2015 và 2020”.

Tại Hội thảo, bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho biết, đến cuối năm 2011, cả nước mới chỉ có 63,7% dân số (tương đương với 55,9 triệu người) tham gia BHYT. Vì vậy, đề án này đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ đạt 75% dân số tham gia BHYT và năm 2020 đạt trên 90% dân số có BHYT. Bà Song Hương cũng cho biết, tỷ lệ người mua bảo hiểm tự nguyện hiện nay chỉ ở mức 26,1%. Điều này thể hiện đa số người Việt vẫn chưa ý thức đầy đủ về những lợi ích thiết thực của việc tự chọn loại hình BH phù hợp cho các thành viên trong gia đình.

 

Quỹ Bảo hiểm y tế TP.HCM: Con đê đã vỡ!

 

Đại diện của Bảo hiểm xã hội VN còn cho biết, ngày 14/8, Bộ Y tế, UBND TP.HCM, Bảo hiểm xã hội VN đã có cuộc làm việc liên quanđến tình hình vỡ quỹ BHYTở TP.HCM. Cụ thể, năm 2011 quỹ BHYT TP.HCM chi vượt thu 300 tỉ đồng (tổng thu 3.000 tỉ, chi 3.300 tỉ), riêng ở nhóm BHYT tự nguyện vãng lai chi vượt thu... 1.300 tỉ đồng. Năm 2012, mặc dù mới quyết toán quý I nhưng TP.HCM tiếp tục vỡ quỹ trên 10 tỉ đồng và dự báo đây sẽ là một trong số những địa phương chi vượt thu quỹ cả năm 2012.

 

Theo Bảo hiểm xã hội VN, các nguyên nhân chủ quan như: Lạm dụng kỹ thuậtcao, thuốc và vật tư y tế là căn nguyên chính gây nên tình hình vỡ quỹ BHYT ở TP.HCM.

 

Điều đáng nói trên thực tế thìphần lớn người dân lâu nay vẫn chưa quan tâm đúng mức đến giá trị của BHYT, hoặc đã quá ngán ngẩm với tình trạng quá tải cùng những thủ tục rườm rà tại các bệnh viện. Ngoài radịch vụ y tế còn kém, phương thức thanh toán còn lạc hậu, người bệnh chưa hài lòng với nhân viên y tế… cũng là những nguyên nhân chính yếu dẫn đến việc số người tham gia BHYT vẫn đang ở mức thấp như Bộ Y tế vừa thống kê trong cuộc Hội thảo vừa qua.

 

Trên tinh thần tái cấu trúc đồng bộ những lỗ hổng của ngành y tế sau nhiều năm “giậm chân tại chỗ”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Để thực hiện được mục tiêu đề án trên, cần tập trung vào việc mở rộng BHYT tới các nhóm đối tượng khác nhau. Việc thực hiện BHYT toàn dân phải đạt 3 mục tiêu: Số lượng người dân tham gia BHYT tăng lên; số lượng dịch vụ y tế nhiều hơn; chi phí tiền túi thấp đi. Theo đó trong tháng 9 tới đây, Bộ sẽ trình đề án lên Chính phủ, đồng thời rà soát, điều chỉnh lại danh mục BHYT để cân đối quỹ và quyền lợi của người bệnh.

 

Viện phí tăng, vừa là thách thức, vừa là cơ hội!

 

Theo Vụ BHYT, để thực hiện BHYT toàn dân trong thời gian tới sẽ có rất nhiều khó khăn vì hiện nay nhiều doanh nghiệp tư nhân không đóng hoặc trốn đóng BHYT cho người lao động. Đặc biệt, trong khi điều kiện kinh tế của nhóm người cận nghèo không khác biệt nhiều so với nhóm người nghèo nhưng các chính sách ưu đãi cho nhóm cận nghèo lại rất hạn chế. Ngoài ra, nhóm cận nghèo phải cùng chi trả 20% chi phí điều trị như hiện nay mà không có trần giới hạn mức cùng chi trả trong một năm cũng là rào cản hạn chế sự tiếp cận của người cận nghèo đối với các dịch vụ y tế. Vụ BHYT cũng đánh giá chất lượng khám chữa bệnh còn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, nhất là ở miền núi, vùng sâu vùng xa. Thủ tục khám chữa bệnh BHYT và quy trình chuyển tuyến còn phiền hà, chất lượng khám chữa bệnh còn hạn chế, quyền lợi người tham gia BHYT còn bị giới hạn... Vì vậy, khi Viện phí tăng sẽ là một thách lớn, tuy nhiên cũng mở ra nhiều cơ hội cho người dân.

 

Hiện nay ngoài việc tham gia mức phí BHYT của Nhà nước, thì người dân có nhiều sự lựa chọn khác nhau, với nhiều loại hình bảo hiểm phù hợp tình hình tài chính của từng gia đình. Điều này thực sự rất cần thiết cho xã hội bởi việc xuất hiện nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng hoạt động sẽ có tác dụng lớn trong việc cạnh tranh về sản phẩm, về chất lượng dịch vụ. Tình hình bảo hiểm trong nước những năm gần đây có sự thay đổi, chuyển biến lớn. Ở nước phát triển, việc tham gia bảo hiểm mặc nhiên được coi như là cuộc sống và hơi thở của người dân. Tuy nhiên ở ViệtNam, vấn đề bảo hiểm vẫn chưa được coi trọng. Thiết nghĩ, nếu như từng cá nhân trong xã hội thay đổi tư duy, biết hướng đến mục đích xây dựng vững chắc nền móng an sinh xã hội thì chắc chắn tương lai đất nước sẽ có một sự thay đổi rõ rệt…

 

Box:Tiến sĩ, Nhà báo Trung Thành, quốc tịch CH Sec: “Tháng 5 vừa rồi tôi về VN thăm gia đình, bất ngờ phần bụng dưới bị co thắt gây đau dữ dội. Lúc đầu tôi nghĩ đơn giản là bị đau bao tử hoặc đau do biến đổi khí hậu đột ngột nhưng sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ Viện E Hà Nội cho hay tôi bị u đại tràng cần phẫu thuật gấp. Hơn một tháng nằm viện, vì không có mua bảo hiểm y tế toàn cầu trước khi về VN nên tôi đã phải thanh toán khoản viện phí không hề nhỏ. Qua tìm hiểu, tôi được biết, hiện ở Việt Nam đã có bảo hiểm y tế toàn cầu của Tập đoàn IMG xuất hiện và đối tác chiến lược của họ chính là Công ty CP Bảo hiểm AAA. Ở nước ngoài thì loại bảo hiểm này rất được mọi người ưa chuộng bởi tính linh hoạt, tiện ích và đặc biệt là chất lượng dịch vụ luôn được đặt lên hàng đầu. Nếu quả thật ở VN đã có bảo hiểm y tế toàn cầu của IMG hoạt động thì tôi tin kiều bào chúng tôi sẽ rất vui mừng và an tâm nhiều hơn trong mỗi chuyến về thăm quê hương”.

 

Gia đình Diệp Minh, 24 tuổi, ngụ tại TP.HCM cho biết: Trong chuyến đi tu nghiệp 9 tháng tại Hàn Quốc do Công ty đài thọ vào tháng 10/2011, Diệp Minh đã không may bị bệnh rất nặng. Thời gian đầu, cô chỉ bị sốt nhẹ nên chủ quan không đi khám bệnh mà tự ý uống hết những thứ thuốc đã mang theo lúc ở VN. Tuy nhiên, bệnh tình vẫn không thuyên giảm và có dấu hiệu nặng thêm. Khi đó, một người bạn thân cùng phòng đã đưa Diệp Minh đến một phòng khám quốc tế gần trường để khám. Bác sĩ kết luận cô bị cảm lạnh và cho thuốc uống.

 

Sau tái khám lần 2, bác sĩ vẫn giữ nguyên kết luận như lần 1. Thấy Diệp Minh ngày càng xanh xao do sụt cân nhanh, bạn cùng phòng tiếp tục đưa cô đến khám tại bệnh viện CHA ở khuKangnam (Hàn Quốc). Tại đây, sau khi thực hiện tất cả các xét nghiệm máu và chụp CT, bác sĩ cho biết tình trạng sức khỏe của Diệp Minh đang chuyển biến xấu, cần phải nhập Viện để điều trị và theo dõi. Cô được luân chuyển nằm phòng cách ly do bị Viêm phổi bất thường kèm theo lao trong 3 tháng liền với chi phí trọn gói 1.000USD/ngày. Quả thực đây là số tiền không nhỏ chút nào, nhưng Công ty nơi Diệp Minh làm việc phải gánh chịu hậu quả do trước đó trong quá trình hoàn thành hồ sơ tu nghiệp cho nhân viên, bộ phận Hành chính đã “quên” không mua bảo hiểm y tế toàn cầu khi ra nước ngoài. Về phía gia đình Diệp Minh cũng chịu nhiều thiệt hại, cha mẹ của cô buộc phải nghỉ việc tại VN để sang Hàn Quốc chăm sóc cho con gái. Được biết, tính đến thời điểm này Diệp Minh vẫn còn ở Hàn Quốc để điều trị bệnh.

 

Ông Như Sơn - một cán bộ hưu trí tại Hà Nội, vừa có chuyến du lịch từ Mỹ trở về, chia sẻ: “Trong tháng 7 vừa qua, tôi được các con cháu hộ tống sang Mỹ vừa đi du lịch để mở mang tầm mắt, vừa thỏa mãn ước mơ được đặt chân đến một đất nước phát triển bậc nhất thế giới là Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển máy bay đường dài, do tuổi đãcaonên khi về khách sạn nghỉ ngơi tôi bị rối loạn tiền đình và có cảm giác khó thở phải đi cấp cứu. Chỉ trong vòng 15 phút, bệnh viện SanFrancisco đã cho xe cứu thương có mặt tại khách sạn để đưa tôi đi với một tác phong công nghiệp rất khẩn trương và có trách nhiệm. Ngay tức thì, hai bác sĩ đã nhanh chóng làm các thao tác xét nghiệm và hoàn thành hồ sơ bệnh án khi xe vừa lăn bánh. Nhưng đến bệnh viện, kíp trực vẫn phải tiến hành kiểm tra lại các xét nghiệm nhằm tránh những sơ suất dù là nhỏ nhất.

 

Quan sát thái độ làm việc của họ, tôi cảm nhận các y bác sĩ ở đó có ý thức tôn trọng con người rất lớn, họ không quan tâm bệnh nhân có tiền hay không có tiền, đến từ đâu, mà chỉ biết đã vào bệnh viện là phải cữu chữa tận tâm. Đặc biệt, tại cửa hàng thuốc tây, các dược sĩ đều tuân thủ nghiêm ngặt y lệnh kê toa của bác sĩ điều trị, với những hướng dẫn rõ ràng chứ không tự ý kê khống để hưởng lợi – điều mà chúng ta thường bức xúc khi khám chữa bệnh tại các bệnh viện công của VN. Duy nhất có một điều khiến tôi choáng váng, đó chính là chi phí điều trị quácaoso với mặt bằng thu nhập của một công dân Mỹ bình thường. Như trường hợp của tôi, sau khi bác sĩ chấn đoán thấy bệnh tình không nghiệm trọng, đã kê toa thuốc rồi cho ra về sau đó 2 tiếng đồng hồ. Và chi phí cho lần nhập viện đó là hơn 3.700USD. Rất may, toàn bộ chi phí này của tôi đã được đại diện của công ty Bảo hiểm AAA tại Mỹ đứng ra thanh toán (do trước khi tham gia tour nước ngoài, các con tôi đã mua sản phẩm Bảo hiểm du lịch toàn cầu của Bảo hiểm AAA)”.

 

Minh Đan

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN