Dấu hiệu suy yếu của kinh tế Trung Quốc

Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố số liệu cho thấy hoạt động xuất khẩu của nước này trong tháng 4/2016 đã giảm gần 2% so với cùng kỳ năm 2015.

Người dân Trung Quốc mua hàng hóa tại chợ ở thủ đô Bắc Kinh. Ảnh: AFP/TTXVN

Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố số liệu cho thấy hoạt động xuất khẩu của nước này trong tháng 4/2016 đã giảm gần 2% so với cùng kỳ năm 2015.

Cùng với đó, hoạt động nhập khẩu cũng kém nhộn nhịp hơn với mức giảm gần 11%. Đây được coi là chỉ dấu mới nhất về những yếu kém của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Với lần giảm này, lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc (tính theo giá trị đồng USD) đã giảm chín trong 10 tháng qua, giữa bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước “rơi” xuống mức thấp nhất của 25 năm.

Cụ thể, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã xuất khẩu khoảng 173 tỷ USD hàng hóa trong tháng Tư, trong khi nhập khẩu dừng lại ở mức 127 tỷ USD. Kết quả này đã giúp nâng thặng dư thương mại của Trung Quốc lên khoảng 46 tỷ USD.

Tuy nhiên, nếu tính theo đồng NDT thì xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lại tăng tương đối trong tháng Tư, khoảng 4,1% trong khi nhập khẩu giảm 5,7%. Sự mất giá của đồng NDT so với đồng USD trong năm qua được cho là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này.


Những số liệu trên được công bố sau khi một cuộc khảo sát của Caixin cho thấy Chỉ số nhà quản lý mua hàng của Trung Quốc trong tháng Tư vừa qua giảm 14 tháng liên tiếp.

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vào khoảng 6,5-7% trong năm nay. Tuy nhiên, NBS cho rằng đây thật sự là một thử thách lớn đối với Bắc Kinh.

Phương Nga (TTXVN)
Họp khẩn đối phó thép Trung Quốc "gây lụt" thị trường
Họp khẩn đối phó thép Trung Quốc "gây lụt" thị trường

Các quốc gia sản xuất thép hàng đầu thế giới đã nhóm họp tại thủ đô Brussels nhằm tìm cách tháo gỡ cuộc khủng hoảng nguồn cung thép dư thừa hiện nay.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN