Đàm phán Iran và Nhóm P5+1 vẫn bế tắc

Iran và Nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp cùng với Đức), trong ngày đầu tiên của cuộc đàm phán mới, đã không đạt được tiến triển nào nhằm khai thông thế bế tắc liên quan tới chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Têhêran.

Bà Ashton (trái) và ông Jalili tại thủ đô Mátxcơva ngày 18/6. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong cuộc đàm phán căng thẳng kéo dài nhiều giờ, Nhóm P5+1 và Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton, đã thăm dò các dấu hiệu cho thấy Iran có thể sẵn lòng giảm cường độ các hoạt động làm giàu urani nhạy cảm của nước này hay không.


Tuy nhiên, Iran có vẻ như cương quyết từ chối đưa ra những nhượng bộ lớn về quyền làm giàu urani, một quy trình có thể được sử dụng để sản xuất nhiên liệu hạt nhân, song cũng có thể để chế tạo lõi bom nguyên tử.


Ngay trước cuộc đàm phán, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran, ông Saeed Jalili, cũng cho rằng “cuộc đàm phán là một phép thử lớn về việc phương Tây ủng hộ hay chống lại tiến bộ của Iran liên quan chương trình hạt nhân của nước này”.

 

Cuộc đàm phán lần này được coi là cơ hội cuối cùng nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng giữa Iran và Nhóm P5+1 bằng biện pháp ngoại giao.


Theo nhận định của các nhà phân tích, nếu quá trình đàm phán thất bại, điều này có thể sẽ khiến tiến trình thương lượng bị đổ vỡ và làm tăng mối đe dọa xảy ra các cuộc không kích từ Ixraen - một kịch bản mà trong đó cuộc xung đột lan rộng sẽ dẫn đến việc giá dầu tăng vọt, góp phần làm trầm trọng hơn tình hình kinh tế vốn bấp bênh của thế giới. Giới quan sát cho rằng, hai vấn đề gây mâu thuẫn lớn nhất là liên quan tới việc các cường quốc thế giới dỡ bỏ các lệnh trừng phạt hiện nay và việc thừa nhận “quyền làm giàu” urani của Iran, trong đó vấn đề thứ hai đang nổi lên như một yêu cầu then chốt.

 

 

H.H (tổng hợp)

Iran và nhóm P5+1 bắt đầu vòng đàm phán tại Mátxcơva

Ngày 18/6, đại diện Iran và nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) bước vào cuộc đàm phán mới về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN