Cây hồng hoa mang lại hiệu quả kinh tế

Cây hồng hoa còn gọi là bụp giấm hay atiso đỏ, được đưa vào trồng thử nghiệm ở một số địa phương như: Huyện Buôn Đôn, Krông Ana, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) từ năm 2014, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Hồng hoa có vị chua, tính mát, thường dùng chế biến trà thảo mộc, làm nước uống, thực phẩm, đài khô làm vị thuốc chữa bệnh... Theo khảo sát, cây hồng hoa cho thu hoạch sau 4 tháng gieo trồng, năng suất trung bình đạt từ 13 - 17 tấn hoa tươi/ha, giá dao động từ 5 - 15.000 đồng/kg, thời gian thu hái từ cuối tháng 10 đến hết tháng 12. 

Loài cây này được đánh giá là thích nghi với nhiều loại thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau, có khả năng sinh trưởng ở những nơi có địa hình đồi dốc, cằn cỗi, dễ dàng gieo trồng, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp, đặc biệt trong suốt quá trình trồng và chăm sóc không phải sử dụng bất cứ loại hóa chất hay thuốc trừ sâu, nên được đánh giá là loại thực phẩm sạch được người tiêu dùng lựa chọn.

Tuy nhiên, đây là giống cây trồng mới, đang trong quá trình trồng thử nghiệm, chưa có nhà máy chế biến thành phẩm và đầu ra ổn định, nên ngành chức năng khuyến cáo các nông hộ không nên trồng ồ ạt.

Loài hoa này được đánh giá là loại thực phẩm sạch, được người tiêu dùng lựa chọn.

Thường dùng chế biến trà thảo mộc, nước uống, thuốc chữa bệnh...

Hồng hoa có vị chua, tính mát.

Hồng hoa được trồng nhiều tại xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn.

Năng suất trung bình đạt từ 13 - 17 tấn hoa tươi/ha.

Hoa được thu hoạch sau 4 tháng gieo trồng.

Thu hoạch hồng hoa ở xã Cư Êbur (TP Buôn Ma Thuột).


Quỳnh Anh
Cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân
Cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân

Tính đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã phát triển được trên 10.000 ha cây ăn quả, trong đó có gần 3000 ha cây bơ, 4000 ha cây sầu riêng, còn lại là các loại khác như chôm chôm, xoài, mít tố nữ...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN