Bí ẩn của 9 loại thảo mộc

Ngày nay, thảo mộc được xem là “chìa khóa vàng” trong nền y học đang ngày càng đắt đỏ và có thể thay thế những loại thuốc có quá nhiều tác dụng phụ.

Lịch sử thảo mộc

Theo nhiều tài liệu đã được thu thập, người ta phát hiện ra rằng thảo mộc đã được sử dụng sớm nhất ở Ai Cập từ năm 2000 trước Thiên Chúa. La Mã - Hi Lạp đã dùng thảo dược từ thời Aristole, và sách dược thảo của Dioscorides viết vào thế kỷ thứ nhất sau Thiên Chúa có ghi trên 600 vị thuốc cỏ cây. Tại Trung Hoa, thảo mộc được ghi nhận từ năm 168 trước Thiên Chúa, sau đó du nhập vào Nhật Bản năm 411 sau Thiên Chúa khiến cho nền y học thảo dược nước này rất phổ thông, phát triển, đồng thời đang được hệ thống hóa.

Tiếp đó nền y học Ấn Độ cũng dùng thảo mộc từ trên năm ngàn năm để hỗ trợ việc phòng trị bệnh. Tại các nước phát triển ở châu Âu như: Anh, Pháp, đặc biệt Ðức là quốc gia tiến bộ nhất có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về thảo mộc. Tại Đức, một ủy ban gồm nhiều bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia đã hoàn thành một tài liệu với trên 400 chuyên đề mô tả công dụng, tác dụng phụ, phân lượng của nhiều loại thảo mộc khác nhau. Tại Mỹ, thảo mộc rất thông dụng với thổ dân bản xứ. Cơ quan The American Botanical Council, Austin-Texas, dựa vào hai công trình của Anh và Đức, đã soạn thảo một tài liệu nói về 26 thảo mộc thông dụng.

Ở Việt Nam, các vị lương y đã sử dụng thảo mộc từ thời lập quốc với hai loại thuốc: thuốc Bắc và thuốc Nam dùng cây cỏ thổ sản quốc gia, trong những bài thuốc gia truyền, theo kinh nghiệm truyền qua nhiều thế hệ. Các vị danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông đã để lại những tác phẩm đông y giá trị. Bộ sách Nam Dược Thần Hiệu của Tuệ Tĩnh viết vào thế kỷ 17 liệt kê trên 500 vị thuốc có gốc thảo mộc và động vật và ông chữa bệnh theo phương châm “thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt ”.

Thảo mộc đã giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người từ nhiều ngàn năm, nhất là ở các quốc gia phát triển. Theo cơ quan Y tế Quốc tế, hiện có trên 4 tỉ (67% dân số ) người dùng dược mộc trên thế giới. Kỹ nghệ chế biến thảo mộc, bốc thuốc, hiện rất phát triển, thịnh vượng, thu vào 12 tỉ mỹ kim trong năm 1998. Riêng tại Hoa Kỳ, trong năm 1998, dân chúng đã tiêu hơn 4 tỷ mỹ kim để mua các loại dược thảo. Từ năm 1990 tới 1997, số người dùng thảo mộc không ngừng gia tăng và số người đi khám bác sĩ có chiều hướng giảm rõ.

Bí ẩn của 9 loại thảo mộc

Ngày nay, thảo mộc được xem là “chìa khóa vàng” trong nền y học đang ngày càng đắt đỏ và có thể thay thế những loại thuốc có quá nhiều tác dụng phụ.
Rất nhiều thảo mộc tại Việt Nam đã được sử dụng để điều trị bệnh, với vô số bài thuốc được dân gian sử dụng hàng ngàn năm. Có thể nói, từ lâu ông cha ta đã khám phá ra hàng loạt dược tính trị liệu tuyệt vời ẩn chứa trong nhiều loại thảo mộc quý như:

Hạ khô thảo:



Lợi tiểu mát gan, sát trùng, tiêu độc, trị đau mắt hay chảy nước mắt, tràng nhạc (lao hạch), bướu cổ, áp xe vú, viêm tử cung và âm hộ, gan mật nhiệt, huyết áp cao.

Cam thảo:



Có thể giúp tâm trạng phấn chấn, có tác dụng chống viêm, kháng virus, chống co thắt và còn có thể bảo vệ màng nhầy niêm mạc. Đây là vị thuốc được dùng trên 90% bài thuốc của Đông y.

Cúc hoa:



Tán phong giáng hỏa, thanh nhiệt, giúp cân bằng âm dương của can, giúp khí huyết lưu thông, giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng thần kinh, giúp ngủ ngon.

Hoa sứ đỏ:



Có tác dụng thông khí, dưỡng phế. Dùng hoa sứ đỏ để tắm sẽ làm da dẻ hồng hào. Khi uống, có tác dụng thông phế khí, tiêu đàm, thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp.

La hán quả:



Giải nhiệt, giúp cơ thể thư thái, chữa ho, thanh nhiệt, chữa tiện bí...

Kim ngân hoa:



Giúp thanh can hóa, mát gan, tiêu độc và là một cây thuốc được dùng trong phòng chữa ung thư của Đông y.

Hoa mộc miên:



Tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, thông huyết.

Bung lai:



Dùng để trị cảm lạnh, đau đầu, tiêu hóa kém, trướng bụng, tiêu chảy, viêm gan.

Tiên thảo:



Có tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm mạo do nắng nóng.

Những môn thuốc của mẹ thiên nhiên từ lá, hoa, vỏ, củ, rễ, đã mau chóng trở thành phương tiện trị liệu ưa thích của người dân và được công chúng khắp nơi sử dụng rộng rãi. Tất cả thảo mộc đều là cây cỏ được trồng trong môi trường có kiểm soát, không dùng hóa chất diệt sâu bọ, cỏ dại hoặc phân bón nên phẩm chất tốt, hoàn toàn thiên nhiên và tuyệt đối an toàn cho sức khỏe.

Trải nghiệm từ những tìm tòi nghiên cứu, trà thảo mộc Dr Thanh đã ra đời, kết hợp 9 loại thảo mộc trên tạo nên một thức uống ngon tuyệt lấy “cảm hứng” từ các vị thuốc cổ truyền của dân tộc, như là một “bản phối” đầy ăn ý với sự hòa quyện của 9 vị thiên nhiên, không chỉ giải khát mà còn giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, không lo bị nóng để bạn yên tâm sống vui khỏe mỗi ngày.

Hồng Thúy


Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN