(Dân trí) - Thịt dê có mùi vị thơm ngon, có tác dụng bổ dưỡng, giữ ấm rất tốt, rất thích hợp ăn trong mùa lạnh. Tuy nhiên, thịt dê khi ăn cần phải chú ý đến tình trạng cơ thể nếu không sẽ gây tác dụng ngược.
Một số bệnh kỵ thịt dê
Ví dụ như chứng lở mồm long móng, loét lưỡi, đau mắt đỏ, miệng đắng, bực bội, yết hầu đau khô, đau nhức sưng chân răng hoặc người bị đau bụng đi ngoài đều kỵ ăn thịt dê.
Không nên ăn cùng với dấm
Vị chua của dấm có
tác dụng thu co, không có lợi cho dương khí trong cơ thể phát tác, khi
ăn cùng với dấm sẽ làm cho tác dụng giữ ấm cho cơ thể giảm đi rất nhiều.
Kỵ ăn cùng với dưa hấu
Sau khi ăn thịt dê ăn
dưa hấu tráng miệng dễ “sang nguyên khí”. Điều này là do thịt dê vị
ngọt tính nóng, còn dưa hấu tính hàn, thuộc thực phẩm lạnh, sau khi ăn
vào không những giảm thấp tác dụng bổ dưỡng của thịt dê mà còn gây trở
ngại cho tì vị, dạ dày.
Kỵ uống trà sau khi ăn thịt dê
Nước trà là “ khắc
tinh” của thịt dê, đó là do hàm lượng protein trong thịt dê rất phong
phú, còn trong trà lại hàm chứa khá nhiều chất acid tannic, khi ăn thịt
dê uống trà sẽ sinh ra chất protein acid tannic, làm cho nhu động của
đường ruột yếu hơn, đi ngoài lượng nước giảm đi, từ đó gây ra táo bón.
Không nên ăn cùng với bí đỏ
Trong sách Đông y từ
xưa đã ghi chép: thịt dê không nên ăn cùng với bí đỏ, điều này chủ yếu
là do thịt dê và bí đỏ đều là thực phẩm nóng, nếu ăn cùng với nhau dễ
bị nóng, nhiệt trong người. Cũng với lý do đó, khi hấp, nấu thịt dê
cũng không nên cho nhiều thực phẩm điều vị và tính nóng như ớt cay, hạt
tiêu, gừng, đinh hương, hồi hương vv.
Dương Hằng
Theo69jk