Việt Nam luôn nỗ lực thực thi các chính sách về quyền con người

Trong báo cáo trình bày tại phiên họp thứ 18 của Nhóm làm việc về Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vào chiều ngày 5/2, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc nhấn mạnh: Hòa bình, phát triển và nhân quyền luôn thể hiện mong muốn chung của cộng đồng quốc tế. Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực thực thi các chính sách về quyền con người, bao gồm cả những khuyến nghị từ lần UPR trước đó.

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc (đứng hàng trên bên phải) và các đại biểu trước khi trình bày báo cáo quốc gia chiều ngày 5/2.


Việt Nam lần đầu tiên thực hiện cơ chế UPR vào tháng 5/2009 và đã nhận được 123 khuyến nghị từ 60 quốc gia, trong đó chấp thuận 96 khuyến nghị. Các khuyến nghị còn lại không được chấp thuận do không phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện đặc thù của Việt Nam, song chính phủ Việt Nam vẫn nghiêm túc nghiên cứu. Việc thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận được Thủ tướng Chính phủ giao trực tiếp cho 17 Bộ, ngành và cơ quan thuộc chính phủ việc thực hiện các khuyến nghị được phân công.


Đa số đại biểu của các nước tham dự phiên họp đều hoan nghênh những nỗ lực của Việt Nam trong những năm qua và chúc mừng Việt Nam với vai trò mới tại Hội đồng Nhân quyền bắt đầu từ đầu năm nay. Việt Nam là một trong những nước đi đầu với việc xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ người nghèo dưới ngưỡng chuẩn quốc gia đã giảm từ 58,1% năm 1993 xuống 14,8% năm 2007 và 7,8% năm 2013. Việt Nam cũng đã hoàn thành 5 trong số 8 mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ trước thời hạn.


Trong bối cảnh trong nước còn nhiều khó khăn về mặt kinh tế và xã hội do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và tài chính toàn cầu, Chính phủ Việt Nam vẫn đặt ưu tiên cho vấn đề an sinh xã hội và cải thiện mức sống của người dân. Vì lý do đó mà không có bất cứ chương trình an sinh xã hội nào bị cắt giảm trong giai đoạn này.      

Các nước tiếp tục khuyến nghị Việt Nam nỗ lực hơn nữa trong việc cải cách tư pháp, pháp luật, thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, báo chí, tôn giáo, mời thêm các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền… Nhiều nước cũng khuyến nghị Việt Nam tăng cường chia sẻ kinh nghiệm đổi mới, bảo đảm quyền của các nhóm yếu thế, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm… trong điều kiện kinh tế khó khăn, khuyến nghị Việt Nam tăng cường hợp tác với các cơ chế nhân quyền của LHQ và các Cơ quan Công ước. Các nước ASEAN đã hoan nghênh những đóng góp của Việt Nam vào việc thành lập và hoạt động của Ủy ban Liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền, khuyến nghị Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào việc thực hiện Tuyên bố Nhân quyền ASEAN.


Theo lịch trình khoảng 2 ngày kể từ phiên Rà soát Định kỳ Phổ quát, Nhóm làm việc về UPR sẽ họp và xem xét thông qua báo cáo kết quả của quốc gia.


Phiên họp thứ 18 của Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc diễn ra từ ngày 27/1 đến 7/2/2014 với 14 quốc gia thành viên LHQ bao gồm New Zealand, Afghanistan, Chile, Uruguay, Yemen, Vanuatu, Cộng hòa Macedonia, Comoros, Slovakia, Eritrea, Cyprus, Cộng hòa Dominica, Cambodia và Việt Nam đến kỳ trình bày báo cáo quốc gia và đối thoại về quyền con người (định kỳ 4, 5 năm một lần) theo nguyên tắc đối thoại, hợp tác, đối xử bình đẳng, khách quan, minh bạch, xây dựng, không đối đầu, không chọn lọc và chính trị hóa.



Tố Uyên
Việt Nam hoan nghênh những ý kiến xây dựng
Việt Nam hoan nghênh những ý kiến xây dựng

Việt Nam hoan nghênh sự quan tâm của các nước, tổ chức và những ý kiến bình luận mang tính xây dựng của các nước thành viên LHQ tại phiên họp thứ 18 của Nhóm làm việc theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền LHQ xem xét Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam ngày 5/2.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN