Phát biểu trên được Vụ trưởng Vụ Kinh tế Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Quân đưa ra bên lề Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2017 tại Đà Nẵng thảo luận về thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực và trên toàn cầu.
Trung Quốc đang thúc đẩy sớm hoàn tất đàm phán RCEP với sự tham gia của 10 nền kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 6 đối tác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và New Zealand. Hiệp định này và TPP vốn được coi là hai “con đường thương mại” song song đều tiến tới tự do hóa thương mại khu vực và là hướng đi đúng đắn cho hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên APEC.
Trước đó, trong cuộc họp cấp Bộ trưởng các nước tham gia Hiệp định TPP do Việt Nam và Nhật Bản đồng chủ trì diễn ra trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, các bộ trưởng đã nhất trí một số vấn đề quan trong, trong đó có việc đồng ý với tên gọi mới của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Các bộ trưởng cũng ra Tuyên bố chung khẳng định các nước TPP đã thống nhất những yếu tố cốt lõi của hiệp định này theo hướng giữ nguyên các nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các các nước thành viên tạm hoãn một số các nghĩa vụ để đảm bảo sự cân bằng trong bối cảnh mới với chất lượng cao của hiệp định.
TPP được ký kết tháng 2/2016, với 12 nước tham gia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rút khỏi TPP, cho rằng hiệp định đa phương này làm ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người Mỹ và nhấn mạnh Washington sẽ tiến hành đàm phán hiệp các định thương mại song phương. 11 nước thành viên còn lại đã nỗ lực khôi phục hiệp định trên thông qua nhiều vòng đàm phán. Nhiều nhà phân tích hy vọng TPP sẽ sớm được thực thi trước khi có thể mở cửa đón thêm một số nền kinh tế tiềm năng khác, trong đó có Hàn Quốc.