Theo đó, tỉnh triển khai các biện pháp khắc phục, tăng cường bảo vệ, đảm bảo tính mạng, tài sản của nhân dân trong khu vực. Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú cắm biển báo khu vực sạt lở, cảnh báo sạt lở, thông báo rộng rãi trên các phương tiên thông tin đại chúng về tình trạng sạt lở khu vực này. Đồng thời, ngành chức năng theo dõi chặt diễn biến sạt lở, chuẩn bị các phương án sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ người dân di dời, đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản người dân.
Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đề xuất chủ trương đầu tư, tổ chức lập dự án đầu tư khắc phục sạt lở khẩn cấp đoạn đê bao này; phối hợp với các ngành liên quan thường xuyên cập nhật tình hình diễn biến sạt lở và tiến độ khắc phục, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo xử lý kịp thời. Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các đơn vị liên quan và địa phương đặt biển báo hạn chế tốc độ các phương tiện thủy tham gia lưu thông qua khu vực sạt lở này.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ngày càng diễn ra phức tạp. Tại nhiều địa phương, sạt lở đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống của người dân, làm hư hại các công trình hạ tầng và nhiều diện tích đất bị mất.
Từ năm 2017 đến năm 2019, trên địa bàn tỉnh có khoảng 102 km đê bao, bờ bao bị sạt lở; trong đó, 88 km đê bao, bờ bao bờ sông và 14 km đê bao, bờ bao bờ biển.