Thu hút tư nhân vào tái cơ cấu kinh tế

Sáng 2/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 -2020; Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2017. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều khiển phiên họp.

Theo các đại biểu, qua hơn 5 năm thực hiện tái cơ cấu, nền kinh tế đã có những tín hiệu tích cực, vượt qua được giai đoạn khó khăn trên bờ vực suy thoái. Việc chọn 3 khâu đột phá là: đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức tín dụng để tái cơ cấu đều đạt được những kết quả tích cực. Những kết quả đạt được là tiền đề thực hiện các bước tiếp theo. Tuy nhiên, tái cơ cấu vẫn chưa đạt được các mục tiêu đề ra, còn nhiều mặt yếu kém, hạn chế.

Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) cho rằng: “Nguyên nhân đầu tiên là do nhận thức từ trung ương xuống địa phương còn chưa được đầy đủ về tầm quan trọng của tái cơ cấu kinh tế. Điều này thể hiện ở việc, nhiều bộ ngành, địa phương có đề án tái cơ cấu nhưng mang nặng tính hình thức, triển khai rất chậm. Qua giám sát ở địa phương cho thấy, tái cơ cấu đã thực hiện 5 năm nhưng dường như vẫn chưa về tới địa phương, tình trạng coi tái cơ cấu là việc của trung ương khá phổ biến. Do vậy, Chính phủ cần đẩy mạnh chỉ đạo các địa phương thực hiện tái cơ cấu, hướng dẫn đề thực hiện tái cơ cấu”.

Theo ông Hùng, hạn chế thứ hai là chưa thu hút được các thành phần kinh tế ngoài nhà nước vào tái cơ cấu, trong khi đây là một động lực quan trọng để tái cơ cấu kinh tế. Nguồn lực Nhà nước có hạn, nguồn lực xã hội còn rất lớn. Do vậy, nếu thu hút được khu vực tư nhân tham gia vào quá trình tái cơ cấu sẽ đem lại thành công. Vì vậy, Nhà nước phải xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, đưa ra  các chính sách có tính chất “đòn bẩy” thu hút nguồn lực xã hội vào những lĩnh vực ưu tiên, dẫn dắt quá trình tái cơ cấu.

Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Lê Quân phát biểu ý kiến sáng nay. Ảnh: An Đăng - TTXVN


Cùng quan điểm này, đại biểu Lê Quân (Hà Nội) cho rằng, Việt Nam chưa có các doanh nghiệp mang tầm vóc quốc tế, vẫn chạy theo đầu tư ngắn hạn sẽ không có thay đổi về mặt thực chất. Để tái cơ cấu cần thoái vốn mạnh mẽ tại các doanh nghiệp Nhà nước, giúp vốn trong dân có cơ hội đầu tư, ưu tiên dùng tiền đầu tư cho hạ tầng và phát triển nhân lực. Thứ hai là đẩy mạnh hợp tác công tư để thu hút vốn xã hội vào dịch vụ công, tạo đột phát trong phát triển phát  hạ tầng, y tế, văn hóa, thể thao… hình thức này đã thu hút được nhiều vốn đầu tư. Thứ ba là mạnh dạn đánh giá lại các đơn vị sự nghiệp công lập, những đơn vị tốt thì giữ lại. Còn những đơn vi tồn tại được là do cho thuê tài sản công thì tiến hành cổ phần hóa, thu hút các nhà đầu tư tư nhân.

Còn theo đại biểu Phạm Phú Quốc (TP Hồ Chí Minh), Chính phủ đã đưa ra thông điệp kiến tạo, hành động và phục vụ. Do vậy, ngoài việc phát triển kinh tế tư nhân, sáng tạo khởi nghiệp, hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chính phủ nên ủng hộ việc hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, khẳng định vị thế doanh nghiệp Việt Nam.
Thư hai là cần sớm thành lập cơ quan quản lý vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, tách bạch với chức năng quản lý nhà nước về kinh tế. Đề nghị thành lập các doanh nghiệp tại địa phương có chức năng đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thứ ba là nguồn thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nên tái đầu tư phát triển thay vì sử dụng cho chi thường xuyên.  

 

H.V
Làm rõ mô hình tăng trưởng trong tái cơ cấu nền kinh tế
Làm rõ mô hình tăng trưởng trong tái cơ cấu nền kinh tế

Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 2, sáng 22/10, các đại biểu Quốc hội làm việc tại tổ thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 và kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN