Thiết thực kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Công binh Nhật Bản đang có mặt tại Việt Nam đã xây dựng đoạn đường dẫn vào thao trường huấn luyện thực địa trong khuôn khổ CEPPP-2023 được thiết lập tại Tiểu đoàn 31, thuộc Lữ đoàn 28, Quân chủng Phòng không - Không quân. Đoạn đường có chiều dài đúng 219m, nhằm ghi dấu thời điểm hai nước Việt Nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao 50 năm trước đây, vào đúng ngày 21/9.

Chương trình đánh giá năng lực (CEPPP) cho lực lượng chuẩn bị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Nhóm chuyên gia Gìn giữ hòa bình Chu kỳ 4 (2021-2023) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) là hoạt động lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, do Việt Nam và Nhật Bản đồng chủ trì. 

Nhân dịp này, Công binh Nhật Bản đang có mặt tại Việt Nam đã xây dựng đoạn đường dẫn vào thao trường huấn luyện thực địa trong khuôn khổ CEPPP-2023 được thiết lập tại Tiểu đoàn 31, thuộc Lữ đoàn 28, Quân chủng Phòng không - Không quân. Đoạn đường có chiều dài đúng 219m, nhằm ghi dấu thời điểm hai nước Việt Nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao 50 năm trước đây, vào đúng ngày 21/9.

Đây là ý tưởng được nhất trí cao bởi đồng chủ trì Nhóm chuyên gia Gìn giữ hòa bình Chu kỳ 4 - Đại tá Nguyễn Như Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam(Bộ Quốc phòng) và bà Masuzawa Tomoko, Giám đốc hợp tác quốc tế khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Trưởng nhóm chuyên gia Gìn giữ hòa bình Nhật Bản, nhằm thiết thực kỷ niệm 50 năm quan hệ hai nước. Để xây dựng đoạn đường, lực lượng Công binh Nhật Bản đã sử dụng 4.000 tấn đá và sử dụng các kỹ thuật lu, lèn nhằm bảo đảm sự chắc chắn. 

Trong quá trình làm đường, các giảng viên Công binh Nhật Bản đã hướng dẫn các học viên các thao tác kỹ thuật trên các trang thiết bị công binh hạng nặng và một số kỹ thuật làm đường phù hợp với địa hình ở các phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Tại CEPPP-2023, với thế mạnh về Công binh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, các giảng viên Nhật Bản đã chủ trì huấn luyện về Công binh. Các chuyên gia gìn giữ hòa bình và sĩ quan Công binh Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam từ rất sớm để chuẩn bị cho hoạt động huấn luyện. Với đặc thù công việc, nơi làm việc của các giảng viên Công binh Nhật Bản chủ yếu trên thực địa ngoài thao trường.

Theo Đại tá Nguyễn Như Cảnh, tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm của các sĩ quan Công binh Nhật Bản đã để lại ấn tượng tốt đẹp với các đồng nghiệp Việt Nam và các nước thành viên ADMM+. Các giảng viên công binh Nhật Bản đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các đồng nghiệp Việt Nam, các nước tham gia để hoàn thành các bài giảng chuyên ngành cả lý thuyết và thực hành với chất lượng cao. 

Đại tá Nguyễn Như Cảnh khẳng định, nội dung chương trình, kế hoạch huấn luyện đã được hai đồng chủ trì thống nhất qua 4 kỳ họp và 3 hội nghị lập kế hoạch, nhận được sự đồng thuận cao của các nước ADMM+. Qua đó, CEPPP-2023 đã tạo được môi trường cọ xát rất tốt mô phỏng phái bộ sát thực tiễn địa bàn, góp phần nâng cao năng lực triển khai lực lượng và tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc cho các nước thành viên; tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình.

Phó Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam Nguyễn Như Cảnh cho biết thêm, Lễ bế mạc CEPPP-2023 được hai bên nhất trí chọn diễn ra vào đúng ngày 21/9, nhằm nhấn mạnh dấu ấn hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình giữa hai quốc gia có lịch sử 50 năm quan hệ.

Bày tỏ vui mừng vì hai đồng chủ trì đã hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ trong suốt hai năm qua để bảo đảm cho thành công của CEPPP-2023, bà Masuzawa Tomoko, Giám đốc Hợp tác quốc tế khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Trưởng nhóm chuyên gia Gìn giữ hòa bình Nhật Bản, đồng chủ trì Nhóm chuyên gia Chu kỳ 4, nhấn mạnh điều này rất giá trị và mang nhiều ý nghĩa.

Bà Masuzawa Tomoko đánh giá, CEPPP-2023 là sự kiện độc đáo và chưa từng có tiền lệ khi ba thành phần: Quan sát viên quân sự, Công binh và Quân y cùng nhau học hỏi, huấn luyện từ hội trường về các chủ đề chung, các kỹ năng chuyên ngành và cuối cùng là huấn luyện tích hợp tình huống. Chương trình CEPPP-2023 đã được tổ chức thành công, đạt được các mục tiêu đề ra, cho thấy sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng của Việt Nam và Nhật Bản.

TTXVN/Báo Tin tức
Giáo sư Nhật Bản nêu bật những dấu mốc trong hợp tác Việt Nam - Nhật Bản
Giáo sư Nhật Bản nêu bật những dấu mốc trong hợp tác Việt Nam - Nhật Bản

Đánh giá về chặng đường 50 năm Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao (21/9/1973 - 21/9/2023), Giáo sư Go Ito, Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Meiji, khẳng định nửa thế kỷ qua đã chứng kiến nhiều dấu mốc nổi bật trong hợp tác giữa hai nước. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN