Thay đổi nguồn kinh phí lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

Ngày 21/9, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Chú thích ảnh
Quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) bao gồm 367 đảo lớn nhỏ. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Theo quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP, chi phí cho hoạt động lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và đánh giá quy hoạch di tích thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Quy hoạch. Cụ thể, chi phí lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch được sử dụng từ vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công, còn chi phí đánh giá quy hoạch thì được sử dụng từ nguồn kinh phí thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Theo quy định mới tại Nghị định 67/2022/NĐ-CP, tất cả các chi phí trên (gồm chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và chi phí đánh giá quy hoạch di tích) đều được sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Nghị định 67/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký 21/9/2022.

TTXVN/Báo Tin tức
Tiếp tục tu bổ, phục hồi và tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải (giai đoạn 2)
Tiếp tục tu bổ, phục hồi và tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải (giai đoạn 2)

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh vừa ký quyết định phê duyệt Dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải (phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư hơn 84,2 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án đến năm 2024.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN