Thành lập Tổng cục Quản lý thị trường không làm phát sinh biên chế

Việc thành lập Tổng cục không mâu thuẫn với mục tiêu tinh giản bộ máy của Bộ Công Thương. Đó là khẳng định của lãnh đạo Bộ tại cuộc họp báo chiều 17/10.

Ông Trần Hữu Linh, tân Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho rằng, cần phải thành lập Tổng cục QLTT bởi cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thì gian lận thương mại ngày càng phức tạp.

Chú thích ảnh
Ông Trần Hữu Linh, tân Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường.

"Trước đây gian lận thương mại mang tính cục bộ nhưng nay thì diễn ra liên tỉnh, liên vùng, đòi hỏi phải tổ chức lại bộ máy quản lý để xử lý kịp thời. Mô hình cũ hơn 60 năm nay cắt khúc địa phương  đòi hỏi phải có cách tổ chức mới, thay đổi tư duy quản lý để chống lại gian lận thương mại ngày càng tinh vi", ông Linh cho hay.

Một lý do nữa là trong cuộc chiến chống gian lận thương mại, QLTT là chủ công, có sự phối hợp các lực lượng khác như công an, biên phòng, thuế, hải quan. Các lực lượng này đều tổ chức theo ngành dọc. Do vậy khi phối hợp liên ngành đòi hỏi lực lượng QLTT cũng phải tổ chức ngành dọc từ trên xuống dưới.

"Đây là 2 điểm quan trọng nhất để Bộ Công Thương đề xuất thành lập Tổng cục QLTT, trong bối cảnh sắp xếp lại bộ máy. Nếu cần thành lập mới thì vẫn phải thành lập để có thể xử lý tức thời các chỉ đạo của Bộ, Chính phủ, phù hợp yêu cầu thực tiễn", Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh cho hay.

Ông Linh cũng cho biết sẽ sắp xếp lại tổ chức của 63 chi cục QLTT ở các Sở Công Thương khi chuyển thành Cục QLTT thuộc Tổng cục.

Thứ nhất, về biên chế của Bộ sẽ tăng lên nhưng biên chế địa phương lại giảm đi, do đó đây chỉ là tăng biên chế cơ học, chuyển từ địa phương về Bộ Công Thương.

Thứ hai, mặc dù thành lập Tổng cục nhưng Bộ Công Thương vẫn tinh gọn bộ máy. Trước khi thành lập Tổng cục ngày 12/10 thì cả nước có 681 đội QLTT, sau đó giảm 164 đội. Đến hết năm 2020 sẽ giảm còn 375 đội QLTT. Mỗi đội sẽ phụ trách 2 - 3 huyện, thậm chí sang năm sẽ thành lập Cục liên tỉnh.

Chú thích ảnh
Tổng cục QLTT sẽ hoạt động tinh gọn, hiệu quả hơn.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định: Việc thành lập Tổng cục QLTT không mâu thuẫn với mục tiêu tinh giản bộ máy của Bộ Công Thương.

"Trước khi thành lập Tổng cục, chúng ta có 63 đầu mối là các chi cục QLTT tại 63 tỉnh thành cùng với Cục QLTT tại Bộ Công Thương là 64 đầu mối. Trước mắt ta vẫn giữ gọn bộ máy trong Tổng cục nhưng 63 đầu mối sẽ giảm còn 38 đầu mối liên tỉnh. Tổng biên chế cho Tổng cục QLTT không tăng mà sẽ còn giảm", ông Hải nói.

Liên quan đến việc xử lý cán bộ QLTT sai phạm trong xử lý vụ việc Con Cưng, ông Trần Hữu Linh cho biết: Hôm qua 16/10, Bộ Công Thương đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ vụ việc Con Cưng.

Ngày 17/8, ngay sau khi có phản ánh của dư luận về vụ việc này thì Bộ trưởng đã thành lập tổ rà soát quy trình kiểm tra Con Cưng của Cục QLTT. Ngày 3/10 vừa qua chính thức có kết luận, trong đó kiến nghị xem xét xử lý vi phạm một số cá nhân là lãnh đạo Cục QLTT, kỉ luật về Đảng và chính quyền. Việc kỉ luật sẽ phải chờ các bước như lập hội đồng kỉ luật, nghe ý kiến các bên liên quan, đánh giá xem xét rồi mới có thể có quyết định kỉ luật chính thức các cá nhân liên quan.

Hoàng Dương/Báo Tin tức
Kết luận chính thức về vụ Con Cưng
Kết luận chính thức về vụ Con Cưng

Bộ Công thương có Kết luận về kết quả rà soát, kiểm tra đánh giá lại quy trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối Công ty cổ phần Con Cưng của Cục Quản lý thị trường.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN