Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân?

Bạn đọc hỏi: Quyền và nghĩa vụ của công dân khi đi bầu cử là gì và việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo những nguyên tắc nào?

Về việc này, báo Tin tức xin thông tin như sau:

Theo cuốn Hỏi – đáp về bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật ấn hành:

Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước.

Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Theo quy định tại Điều 7 của Hiến pháp năm 2013 và Điều 1 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc bầu cử phổ thông.

- Nguyên tắc bình đẳng.

- Nguyên tắc bầu cử trực tiếp.

- Nguyên tắc bỏ phiếu kín.

V.T/Báo Tin tức
Thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bầu cử
Thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bầu cử

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” từ 0h00 ngày 1/4/2021 đến 24h00 ngày 30/4/2021.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN