Rà soát, quản lý hoạt động xét thưởng, vinh danh thương hiệu

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan rà soát thực trạng và có giải pháp quản lý Nhà nước đối với các hoạt động xét thưởng, vinh danh có liên quan đến thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, đảm bảo các tổ chức liên quan thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện, thẩm quyền quy định.

Chú thích ảnh
Năm 2020 có 124 doanh nghiệp với 283 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu Quốc gia (ảnh minh họa).

Đó là nội dung tại văn bản số 630/VPCP-KTTH về việc thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2021. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện nhiệm vụ được giao tại Khoản 1, Điều 12, Quyết định 30/2019/QĐ-TTg ngày 8/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng, quản lý thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam; đồng thời nghiên cứu kiến nghị của Bộ Công Thương về việc bố trí kinh phí cho các hoạt động của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam để xem xét, xử lý theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ nội dung vượt thẩm quyền.

Bộ Công Thương và các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tích cực triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1320/QĐ-TTg ngày 8/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030.

* Theo Quyết định số 1320/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát là xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa, dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước, con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, tập trung xây dựng và phát triển Thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị tích cực, nổi trội của Thương hiệu sản phẩm với các mục tiêu cụ thể: Trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới; 90% số lượng doanh nghiệp trên cả nước có nhận thức về vai trò của thương hiệu trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư…

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

TTXVN/Báo Tin tức
'Bánh vẽ' với thương hiệu Quốc bảo sâm Ngọc Linh
'Bánh vẽ' với thương hiệu Quốc bảo sâm Ngọc Linh

Quốc bảo sâm Ngọc Linh đã trở thành một thương hiệu lớn. Giá trị cao, sâm Ngọc Linh được xem là cây trồng có thể giúp người dân thoát nghèo và làm giàu trên mảnh đất của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, không ít tổ chức, cá nhân đã lạm dụng thương hiệu Quốc bảo sâm Ngọc Linh để trục lợi.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN