FPT là đơn vị đã bắt đầu hành trình đưa trí tuệ nhân tạo vào chương trình phổ thông từ năm 2024. Ảnh: HV
Nhiều tập đoàn công nghệ quốc tế coi AI và khoa học máy tính là yêu cầu bắt buộc để đưa vào thi tốt nghiệp, như môn toán, môn văn và phải có đầu tư để nâng cấp hạ tầng số cho trường học; đồng thời, sẵn sàng đồng hành cùng ngành giáo dục, nhưng đề xuất chính phủ cần tạo cơ chế phối hợp.
Ở Việt Nam, hệ sinh thái giáo dục về AI còn mới mẻ, nhưng cũng đã có những đơn vị tiên phong. Một trong số đó là FPT, đơn vị đã bắt đầu hành trình đưa trí tuệ nhân tạo vào chương trình phổ thông từ năm 2024.
Thông qua chương trình SMART – Trải nghiệm thế giới thông minh, học sinh tại hệ thống FPT Schools từ lớp 1 đã được làm quen với AI dưới hình thức trực quan, thực hành. Các nội dung học bao gồm: Nhận diện hình ảnh, giọng nói (tiểu học); Lập trình máy học, phân tích dữ liệu (THCS) và Nghiên cứu mô hình AI trong robotics, giải quyết bài toán thực tế (THPT).
Đặc biệt, FPT là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam triển khai chương trình Day of AI Vietnam, được phát triển từ bản quyền nội dung của MIT, sau đó biên soạn lại phù hợp với văn hóa và độ tuổi học sinh Việt Nam. Trong một thế giới AI đang ngày càng có mặt trong mọi lĩnh vực, từ giáo dục, y tế đến truyền thông và tài chính, việc dạy trẻ cách sử dụng công nghệ là chưa đủ. Các em cần được trang bị cả tư duy phản biện, khả năng tự học và đạo đức sử dụng công nghệ.
Tại FPT Schools, giáo viên không chỉ dạy học sinh “cách hỏi AI”, mà còn dạy “khi nào không nên hỏi”. Các bài tập được thiết kế để tránh việc học sinh sao chép từ chatbot, và tăng cường khả năng lý giải, trình bày và tự giải quyết vấn đề.
Song song, giáo viên cũng được đào tạo để sử dụng AI như một công cụ giảng dạy hỗ trợ, giúp tối ưu hoá hiệu quả lớp học thay vì bị công nghệ lấn át. Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều học sinh Việt Nam, trong đó có học sinh FPT đã đạt thành tích ấn tượng tại các sân chơi quốc tế về AI và Robotics.
Điều quan trọng hơn cả giải thưởng là thói quen tư duy công nghệ, khả năng giao tiếp với máy móc và hiểu rõ giới hạn của AI đang từng bước hình thành.