Quốc hội sẽ chất vấn toàn bộ việc thực hiện các nghị quyết

Không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của kỳ họp Quốc hội chính là mục tiêu mà các kỳ họp Quốc hội luôn hướng tới và thực tế trong những năm lại đây, chất lượng của các kỳ họp đã được nâng lên rõ rệt. Việc hoàn thiện nội quy kỳ họp, đẩy mạnh hoạt động chất vấn tại các kỳ họp cũng là nhằm đáp ứng yêu cầu của các đại biểu và cử tri.


Báo cáo thực hiện các nghị quyết của Quốc hộ
i

Từ phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi cho ý kiến ban đầu về nội dung, chương trình của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã khẳng định, tại kỳ họp này sẽ chất vấn toàn bộ việc thực hiện các nghị quyết từ kỳ họp thứ 2 đến kỳ họp thứ 9 nên có thể tiến hành chất vấn tổng thể chứ không tiến hành chất vấn từng đồng chí. Do đó, cần thiết kế cách làm để đưa ra Ủy ban Thường vụ của Quốc hội cho ý kiến và xin ý kiến đại biểu Quốc hội. Nhiều đại biểu đã đề nghị, việc chất vấn và trả lời chất vấn cần kết hợp với xem xét báo cáo thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu ý kiến tại Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XIII). Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN

Ngày 15/9, tại phiên họp 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng cho rằng, nên kiên trì giám sát tại kỳ họp, cần có báo cáo chương trình thực hiện các nghị quyết chất vấn, sau đó sẽ có nghị quyết chung. Việc này rất quan trọng khi chuyển giao nhiệm kỳ này và nhiệm kỳ sau, tạo nét chấm phá mới của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

Trong những ngày họp sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015. Qua xem xét các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân tối cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với những đánh giá, nhận định trong các báo cáo về những kết quả đạt được, chưa đạt được so với yêu cầu của Quốc hội tại các nghị quyết. Đồng thời, đề nghị các cơ quan tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp, nâng cao trách nhiệm trong việc hoàn thiện chính sách pháp luật, trong chỉ đạo, điều hành nhằm hoàn thành những nội dung trong nghị quyết của Quốc hội. Đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo để kịp trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10.

Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước, Văn phòng Quốc hội cần đánh giá từ đầu nhiệm kỳ đến giờ đã tiến hành bao nhiêu giám sát chuyên đề. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học- Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng đề nghị cần bổ sung vào báo cáo hiệu quả của hoạt động giám sát. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng khẳng định, với những vấn đề có trong nghị quyết mà chưa xử lý được cần được chất vấn tiếp.

Cần thiết sửa đổi nội quy kỳ họp

Nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của kỳ họp Quốc hội, tại phiên họp 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi Nội quy kỳ họp Quốc hội năm 2002. Việc sửa đổi sẽ hoàn thiện hơn quy định về quy trình, thủ tục cần thiết để tổ chức kỳ họp Quốc hội. Đặc biệt, cần có quy định rõ ràng hơn nữa về trách nhiệm của các đại biểu.

Qua những kỳ họp Quốc hội trước đây, mặc dù đã có nhiều thay đổi, nhưng cử tri vẫn phàn nàn một số đại biểu vắng mặt không ít trong những phiên họp để lại hình ảnh không đẹp, nhất là khi báo chí đăng tải một số hình ảnh hoặc đưa thông tin bên lề Quốc hội. Vì vậy, theo một số đại biểu, cần thiết quy định rõ đại biểu Quốc hội không được vắng mặt quá 1/5 thời gian diễn ra kỳ họp nếu không có lý do chính đáng; thậm chí cần nghiên cứu phân loại cụ thể các trường hợp đại biểu Quốc hội vắng mặt để quy định trách nhiệm báo cáo của đại biểu Quốc hội cho phù hợp.

Đối với quy định về họp trù bị và thời điểm khai mạc kỳ họp Quốc hội, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với thời gian khai mạc kỳ họp đầu năm vào ngày 20/5, kỳ họp cuối năm vào ngày 20/10 như hiện nay. Quy định này cũng đã được thực hiện từ cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI đến nay. Việc thực hiện ổn định về thời gian của kỳ họp thực tế đã khiến cho công tác tổ chức cũng như chuẩn bị nội dung kỳ họp luôn chủ động; thuận lợi cho việc sắp xếp, thực hiện chương trình.

Trên cơ sở các ý kiến góp ý đóng góp đối với việc sửa đổi Nội quy kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo, tờ trình, báo cáo trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 10.

Xuân Phong
Hoạt động giám sát, chất vấn của Quốc hội có tác động tích cực
Hoạt động giám sát, chất vấn của Quốc hội có tác động tích cực

Tiếp tục phiên họp thứ 41, chiều 22/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN