Phải có cơ chế xử lý người 'trục lợi' bảo hiểm

Tình trạng sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích là vấn đề đang được dư luận quan tâm. Các đại biểu Quốc hội đã đề nghị đưa vấn đề này ra nghị trường để thảo luận và bàn bạc cụ thể hơn.

Bên lề hành lang Quốc hội, đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị), nguyên Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trao đổi với phóng viên về vấn đề này.

Ảnh minh họa.

Thưa ông, việc sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) hiện nay chưa ổn và các đại biểu Quốc hội đã đề nghị nên đưa vấn đề này ra nghị trường để thảo luận sâu hơn. Phải chăng Quốc hội đang muốn giám sát mạnh hơn về cách quản lý của Chính phủ để tránh tình trạng trục lợi từ BHYT như báo chí đã nêu?


Hiện nay, đã có trên 80% người dân tham gia BHYT với số lượng hơn 70 triệu người. Đây là quỹ rất quan trọng để đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hằng năm, quỹ này chi trả thay cho người dân 50-60 nghìn tỷ. Đó là con số rất lớn.

Nhưng quan trọng là phải sử dụng quỹ này hiệu quả để phục vụ nhân dân. Quốc hội và Chính phủ đều rất quan tâm đến điều này. Luật BHYT đang được sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân.

Thời gian qua, theo phản ánh của báo chí cũng như kiểm tra thực tế đã phát hiện rất nhiều hiện tượng trục lợi từ BHYT với nhiều hình thức khác nhau như lập hồ sơ giả, khám chữa bệnh nhiều lần... Điều đó đặt ra vấn đề cần phải quản lý quỹ chặt chẽ hơn. Yêu cầu của Quốc hội quản lý chặt quỹ này theo tôi là điều hợp lý.

Để ngăn chặn tình trạng này, theo ông cần làm gì?

Bộ Y tế đang hoàn thiện các phác đồ điều trị bệnh. Cần phân tuyến sao cho khoa học, kết hợp với chính sách để khuyến khích người dân kiểm soát bệnh ngay từ đầu, sàng lọc bệnh từ tuyến cơ sở. Hiện cơ sở vật chất của ta không thể đáp ứng tất cả người dân. Đặc biệt, kĩ thuật tại các tuyến không đồng đều nên người dân có xu hướng chuyển dịch lên tuyến trên khám bệnh vì có bác sĩ và kĩ thuật tốt hơn.

Mặt khác, cần kiểm soát từ chất lượng đến giá thuốc, giá vật tư y tế... Kiểm soát việc các cơ sở khám chữa bệnh cũng như một số người dân có tư tưởng trục lợi.

Theo như ông nói, động cơ trục lợi Quỹ BHYT cũng xuất phát một phần từ người dân. Tuy nhiên liệu họ có thể làm được không nếu như không có sự tiếp tay của nhân viên y tế?

4 tháng đầu năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa chấp nhận thanh quyết toán hơn 3.000 tỷ đồng. Trong đó có những người đi khám bệnh đến hơn 100 lượt trong vòng 4 tháng, đó là biểu hiện trục lợi. Chúng ta phải tuyên truyền để người dân không làm việc đó nữa.

Nhưng đồng thời phải quản lý hành vi di chuyển của người bệnh thông qua hệ thống công nghệ thông tin. Từ chối người dân nay khám bệnh viện này, mai khám bệnh viện khác. Nếu ta chứng minh được thì người dân chắc cũng sẽ đồng tình với cách làm của chúng ta.

Xin cám ơn ông!

Hoàng Dương/Báo Tin Tức
Có trường hợp đi khám bảo hiểm y tế 215 lần trong 10 tháng
Có trường hợp đi khám bảo hiểm y tế 215 lần trong 10 tháng

Từ việc liên thông dữ liệu với hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã phát hiện nhiều trường hợp khám chữa bệnh nhiều lần trong tháng và tại 2-3 cơ sở chữa bệnh trong ngày.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN