Người dân có quyền ứng cử và quyền bầu cử như thế nào?

Bạn đọc hỏi: Những ai có quyền được bầu cử, quyền được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp?

Về việc này, báo Tin tức xin thông tin như sau:

Theo cuốn Hỏi – đáp về bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật ấn hành thì quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật trong việc được lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước.  

Quyền bầu cử bao gồm việc giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại diện cho mình tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Quyền ứng cử là quyền cơ bản của công dân khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật thì có thể thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Như vậy, căn cứ vào Điều 27 của Hiến pháp và Điều 2 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

V.T/Báo Tin tức
Bầu cử QH và HĐND: Chú trọng chất lượng, tiêu chuẩn người ứng cử
Bầu cử QH và HĐND: Chú trọng chất lượng, tiêu chuẩn người ứng cử

Theo quy định của pháp luật, để bảo đảm dân chủ, lựa chọn được những người tiêu biểu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, hội nghị hiệp thương được tiến hành ba lần. Đến thời điểm này, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiến hành xong Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất và Hội nghị hiệp thương lần thứ hai. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba sẽ được tổ chức trước 17 giờ ngày 19/4/2021.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN